Tài khoản

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh: Không phải bé cứ khóc là đói!

Mẹ Nam Linh 3 năm trước 4 bình luận

Trong năm đầu tiên, khóc là cách dễ nhất, phổ biến nhất em bé thường dùng để giao tiếp với ba mẹ.

Xem nhanh

  • Bé khóc gọi mẹ
  • Bé khóc vì đói
  • Bé khóc vì đau
  • Bé khóc vì buồn ngủ
  • Bé khóc vì khó chịu

Thông qua tiếng khóc, bé đang cố gắng một thông điệp nào đó, chẳng hạn bé đang đói lắm rồi, bé đau, bé sợ hãi, bé cần ngủ,... Nhưng không phải ba mẹ nào cũng hiểu được tiếng khóc của con. Rất nhiều trường hợp em bé khóc vì bị đau nhưng mẹ lại cố gắng cho em bú vì nghĩ em đang đói...

Tùy theo từng bé mà từng tiếng khóc mang theo từng thông điệp khác nhau, không phải bé nào cũng giống bé nào. Bởi vậy ba mẹ ơi, hãy dành thời gian lắng nghe, quan sát để hiểu rõ tiếng khóc của con, sự khác biệt trong đó, khi nào con khóc và khóc vì lí do gì để hỗ trợ con kịp thời, ba mẹ nhé!

1Bé khóc gọi mẹ

- Bé khóc khoảng 5 - 6 giây và sau đó dừng lại khoảng 15 - 20 giây như thể đang chời đợi xem có ai đến đón bé không. Nếu không, bé sẽ tiếp tục lặp lại chu kỳ khóc - dừng này nhưng chu kỳ ngày càng ngắn hơn, dồn dập hơn.

2Bé khóc vì đói

- Ban đầu bé sẽ khóc giống như kiểu khóc gọi mẹ. Tuy nhiên, nếu không được đáp ứng kịp thời, bé sẽ khóc ầm ĩ, và tỏ ra cáu giận. Đầu bé lắc qua lắc lại, nhóp nhép miệng giống như đang muốn ăn.

3Bé khóc vì đau

- Khi tiếng khóc của bé là những âm thanh đơn, to và không đổi, rất có thể bé đang bị đau. Cơn đau càng tăng, bé khóc càng dữ dội.

4Bé khóc vì buồn ngủ

- Nếu bé muốn ngủ nhưng do môi trường, do người thân khiến bé chưa thể ngủ ngay, bé sẽ khóc kiểu đang muốn "ăn vạ" kèm theo ngáp, dụi mắt, vò tai.

5Bé khóc vì khó chịu

- Tiếng khóc không liên tục kèm theo sự bồn chồn, khó chịu trên nét mặt, thỉnh thoảng là ưỡn cong người. Lúc này, mẹ nên kiểm tra xem tã bỉm của bé có bị ướt quá không, thân nhiệt có nóng quá hay lạnh không,...

Theo Bibabo.vn