Tài khoản

Trẻ bị ho có đờm, khò khè, phải làm thế nào?

Cửa hàng Bibabo 4 năm trước 8 bình luận

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị ho có đờm, khò khè, khó chịu, bỏ ăn, dễ bị nôn trớ, nhất là trong mùa lạnh, nặng có thể dẫn đến viêm phổi rất nguy hiểm

Xem nhanh

  • Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè là biểu hiện của bệnh gì?
  • Bé bị khò khè có đờm tình trạng nào mẹ cần đưa con khám bác sĩ?
  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, 7, 10 ngày tuổi, 2 tuần tuổi dễ bị ho vì lúc này hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện. Sau này, khi đã được 2, 3, 4, 5 tháng tuổi, nếu như mẹ không chú ý đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ, nhất là khi thời tiết lạnh giá thì nguy cơ trẻ bị ho nhiều rất cao. Nếu để tình trạng ho tiếp diễn lâu dài sẽ rất nghiêm trọng vì khiến trẻ khó chịu, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí bị viêm phổi, viêm phế quản...

Trẻ bị ho có đờm, khò khè, phải làm thế nào?

1Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh

Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra do đường hô hấp từ khí quản ngực đến các phế quản nhỏ bị tắc nghẽn. Nếu nhẹ, cha mẹ có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Nếu nặng hơn, có thể phải tìm đến bác sỹ dùng ống nghe chuyên môn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.

Đặc biệt, khò khè hay gặp nhất ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm (30 – 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).

Dấu hiệu ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu thở bằng mũi, lỗ mũi của trẻ lại có kích thước nhỏ nên rất dễ bị ho, nghẹt mũi dẫn để thở khụt khịt. Khi mẹ phân vân không biết trẻ thở khò khè bất thường hay do nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ 2 - 3 giọt nước muối nhỏ mũi để lỗ mũi của trẻ thông thoáng hơn rồi nghe kỹ lại tiếng thở của trẻ.

2Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè là biểu hiện của bệnh gì?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho khò khè chủ yếu là các bệnh như: hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do viêm tiểu phế quản. Với trẻ trên 18 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do hen suyễn.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị ho có đờm, ho khò khè có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phổi có thể tiến triển rất nhanh, tác động xấu đến hệ hô hấp của trẻ, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Nếu trẻ bị ho khò khè kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể là do trẻ có dị vật ở đường thở, bị bệnh lao, phù phổi, phế quản bị chèn ép hay mắc một số dị tật bẩm sinh ở phế quản...

Trẻ bị ho có đờm khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi

* Viêm phế quản:

Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nóng và khó khăn. Đây là viêm nhiễm trùng đường hô hấp như dưới phổi. Nguyên nhân là do virus hợp bào hô hấp.

* Cảm lạnh:

Ho có đờm, sặc nước bọt nhưng thở không bị khô, thường hay khò khè. Đây là do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi

* Viêm tắc thanh quản:

Tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt hơn với những cơn ho khác. Bệnh này là do virus lây lan gây bệnh khiến cho cổ họng và khí quản bị sưng, thu hẹp lại.

* Cảm cúm:

Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày đêm. Đây là do virus gây ra thường trong khoảng tháng 4 đến tháng 11 hằng năm.

3Bé bị khò khè có đờm tình trạng nào mẹ cần đưa con khám bác sĩ?

- Nếu thấy trẻ ho khò khè kèm theo khó thở, người tím tái, ngủ li bì, vật vã...cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức, không được chờ đợi.

- Nếu trẻ ho khò khè kéo dài trên 4 tuần cần đến khám chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như: chụp X quang, siêu âm, chụp CT lồng ngực, nội soi hô hấp...

Nếu mẹ thấy con bị ho kèm theo khó thở, người tím tái thì lập tức đưa con đến bệnh viện ngay

- Nếu trẻ ho khàn tiếng trong ngày nhưng đêm trở nên khò khè tăng, thở mệt cần phải được theo dõi ở bệnh viện.

- Khò khè kèm nôn ói, sốt.

- Trẻ có tiền căn bị suyễn, đột ngột thở khó, khò khè nên đưa bé đi khám sớm.

4Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè

4.1. Hạ sốt cho trẻ

Trẻ bị ho khò khè do viêm phổi thường đi kèm với sốt cao. Khi trẻ bị sốt mẹ nên tích cực chườm ấm cho trẻ. Liên tục kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì mẹ cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt để tránh trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến hiện tượng co giật và gây ra di chứng nguy hiểm. Siro hạ sốt Doliprane 2.4% của Pháp có gốc Paracetamol có tác dụng hạ sốt nhanh chóng, rút ngắn thời gian làm giảm thân nhiệt so với các loại thuốc hạ sốt thông thường.

Hạ sốt Doliprane 2.4% dùng được cho bé từ 3kg-26kg, trung bình sẽ giúp bé giảm sốt trong khoảng 10-20 phút sau khi uống, nhanh hơn rất nhiều so với các loại thuốc hạ sốt cho trẻ em khác. Xi-lanh đi kèm trong hộp thuốc đã chia vạch sẵn theo cân nặng của bé, mẹ chỉ cần lấy đủ lượng siro rồi cho bé uống là được.

Hạ sốt Doliprane 2.4% giúp hạ sốt nhanh trong vòng từ 10-20 phút sau khi uống

Siro có hương vị trái cây nên các bé rất dễ uống. Chai siro nhỏ, mẹ có thể mang theo ở bất cứ đâu mỗi khi cho bé về ngoại, về nội, đi chơi.

Nhà có trẻ con, các mẹ trữ sẵn 1-2 lọ nhé vì trẻ con thì chuyện sốt bất thình lình ban đêm thì nhà nào cũng phải trải qua rồi. Nhiều mẹ kể đã sử dụng nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng tác dụng chậm thường thì sau 30p mới hạ nhiệt và tái sốt chỉ sau 4 giờ. Quá chậm và nhiều khi nguy hiểm khi con sốt cao mà chưa đủ thời gian để uống hạ sốt tiếp.

Hạ sốt Doliprane 2.4% có xi-lanh đã chia vạch sẵn giúp mẹ dễ dàng đo chính xác lượng siro cần cho bé uống

4.2. Giảm ho cho trẻ

Có rất nhiều bài trị ho dân gian cho bé nhưng những bài thuốc ấy chưa được kiểm chứng nên áp dụng cho con rất nguy hiểm. Đã có không ít trường hợp các mẹ tự trị ho theo cách dân gian cho bé nhưng lại khiến bé bệnh nặng hơn. Nên an toàn nhất, các mẹ nên cho bé uống siro trị ho thảo dược.

Khi thấy bé bị chớm ho mẹ có thể mua chai siro trị ho Prospan, Zarbee's, Brauer. Cả 3 loại siro trị ho thảo dược nổi tiếng này đều được chiết xuất từ tinh chất lá thường xuân (nguyên liệu nổi tiếng thế giới trị ho cực kì hiệu quả) trị ho, đặc biệt ho đờm cho bé rất hiệu quả. Đã được kiểm nghiệm an toàn bởi Châu Âu nên các mẹ có thể yên tâm cho bé dùng.

- Bé từ 1 tháng tuổi-12 tuổi: Prospan Đức được các mẹ đánh giá là khá nhạy trong việc trị ho có đờm. Siro có vị ngọt dịu, thơm mùi lá cây, dễ uống nên rất thích hợp cho các bé từ 1 tháng tuổi. Trẻ từ 0 - 6 tuổi mẹ cho uống 2,5ml x 2 lần/ngày. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi mẹ cho uống 5ml x 2 lần/ngày. Trên 12 tuổi mẹ cho uống 5ml x 3 lần/ngày.

"Con mình uống 5 ngày siro ho của bs kê đơn ko khỏi mà còn nặng thêm, đổi sang loại này thì sau 2 ngày sử dụng thấy cải thiện rõ rệt", mẹ My Hà.

"Thuốc dùng tốt . Bé mới chớm ho là cho uống ngay, bé dùng 4 5 lần là dứt cơn ho", mẹ Zen.

Với các bé từ 1 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé dùng siro trị ho Prospan Đức khá nhạy

- Bé từ 2 tháng tuổi: Siro trị ho Zarbee là dòng đặc trị ho tiêu đờm cho bé từ 2 tháng tuổi, giúp làm giảm dịch nhầy, giảm ho, cho bé dễ thở và dễ chịu cả ngày lẫn đêm. Không chỉ chữa ho hiệu quả mà nó còn có tác dụng với các triệu chứng như: sốt, cảm cúm, nhiễm trùng, kiết lị... Với siro trị ho Zarbee, mẹ cho bé từ 2-5 tháng tuổi uống 3ml/lần. Bé từ 6-11 tháng tuổi uống 4ml/lần. Bé từ 1 tuổi trở lên uống 5ml/lần.

Siro trị ho Zarbee là dòng đặc trị ho tiêu đờm cho bé từ 2 tháng tuổi

- Bé từ 1 tuổi: Các mẹ có thể cho bé dùng Doppelherz trị ho, long đờm hiệu quả khá ổn. Dòng này chiết xuất từ tinh dầu cỏ xạ hương và nước ép quả cơm cháy, mật ong giúp điều trị ho có đờm, giảm kích ứng đường hô hấp, tăng đề kháng miễn dịch cho bé. Siro có vị ngọt của mật ong, mùi thơm của cỏ xạ hương nên các bé khi uống đều rất thích. Trẻ từ 1-5 tuổi cho bé uống 2.5ml/lần, 3 lần/ngày. Trẻ từ 6-12 tuổi cho bé uống 5ml/lần, 3 lần/ngày.

Doppelherz trị ho, long đờm hiệu quả khá ổn cho bé từ 1 tuổi

- Bé từ 2 tuổi: Với các bé từ 2 tuổi thì siro giảm ho Broncamil Bimbi hoặc Brauer là sự lựa chọn tốt. Siro trị ho Broncamil Bimbi của Ý, chiết xuất từ dịch chiết hoa Cúc bất tử, lá Mã đề, Tinh dầu thông, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu hoa húng tây, dịch chiết hoa Grindelia giúp làm mát họng, dịu họng, thông thoáng đường hô hấp, giảm ho cho bé khi bị ho có đờm, ho do nhiễm lạnh, viêm họng, viêm phế quản. Mẹ có thể cho bé uống từ 1-2 lần một ngày, tùy theo cân nặng của trẻ để điều chỉnh lượng uống phù hợp, mỗi lần từ 5-10ml.

 Siro trị ho Broncamil Bimbi giúp giảm ho, làm mát họng, dịu họng cho bé từ 2 tuổi

Siro trị ho Brauer được chiết xuất từ mật ong Manuka, loại mật ong hảo hạng được lấy từ mật hoa của cây Manuka trồng ở Newzealand và chiết xuất lá cây thường xuân, cỏ xạ hương có tác dụng làm giảm triệu chứng ho, giúp long đờm ở trẻ nhỏ. Glycoside có trong lá cây thường xuân, là hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, long đờm, mát niêm mạc, họng, giảm đau, thông mũi và trị ho. Trẻ không những giảm ho mà còn bớt ngứa rát họng do ho. Trẻ từ 2 đến 12 tuổi mẹ cho trẻ uống 5 ml/ liều, mỗi liều dùng cách nhau 4 giờ đồng hồ, ngày không uống quá 6 liều.

Siro trị ho Brauer được chiết xuất từ mật ong Manuka giảm ho, thông mũi, bớt ngứa rát họng cho trẻ từ 2 tuổi

4.3. Vỗ lưng giúp trẻ long đờm

Khi trẻ sơ sinh ho có đờm, ho khò khè mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ, giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi, long đờm trong phế quản.

Mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ lưng cho trẻ giúp trẻ long đờm

Cách vỗ lưng long đờm cho trẻ như sau: Khum bàn tay và gập bàn tay ở chỗ cổ tay lại. Năm ngón tay sát vào nhau, ngón cái ép chặt vào ngón trỏ. Vỗ vào lưng trẻ từ trái sang phải, mỗi bên khoảng từ 3 - 5 phút. Vỗ vào vị trí phổi của trẻ, không vỗ vào vị trí dạ dày, xương sống. Không nên thực hiện vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

4.4. Vệ sinh mũi cho trẻ

Sổ mũi và ho dễ khiến trẻ bị ngạt mũi, nôn trớ, thậm chí có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Do đó, mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp loãng đờm, loãng đờm, long đờm, giúp làm ấm niêm mạc mũi, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo có tác dụng phụ.

Mẹ nên dùng loại nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Physiodose hoặc Gifrer của Pháp để rửa mũi cho bé chứ đừng dùng những chai nước muối sinh lý to bán ngoài hiệu thuốc vì nó không an toàn cho sức khỏe của bé. VTV đã có những phóng sự về cơ sở sản xuất nước muối bẩn ở Việt Nam nên các mẹ chú ý nhé. Nước muối sinh lý Physiodose, Gifrer được sản xuất tại Pháp,  xử lý tiệt trùng bằng phương pháp hiện đại theo tiêu chuẩn CE 0459 của Châu Âu nên đảm bảo độ tinh khiết và chất lượng an toàn ở cấp cao nhất cho bé từ sơ sinh với nồng độ NaCl 0.9%, không có tạp chất, không chất bảo quản. Các mẹ bên Pháp khi sinh nở xong đều được cấp loại nước muối này để vệ sinh mắt mũi cho bé. 

Mẹ nên dùng nước muối sinh lý Physiodose hoặc Gifrer để rửa mũi cho bé

Một hộp nước muối sinh lý Physiodose gồm 40 tép, mỗi tép 5ml nên rất tiện cho mẹ vệ sinh cho con, tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn. Thay vì mua cả lọ to xài cả tuần mở ra đóng vào sẽ gây ra các bệnh về mắt và đường hô hấp cho bé thì dạng tép 5ml vừa đủ dùng mỗi lần sẽ rất tiện và vệ sinh.

Với trẻ dưới 1 tuổi thì mẹ nhỏ từ 2 đến 3 giọt mỗi lần. Trẻ trên 1 tuổi thì mẹ có thể nhỏ từ 4 đến 5 giọt để vệ sinh mũi cho bé.

Sau khi rửa mũi cho bé, mẹ hãy hút sạch nước mũi ra ngoài để tránh nước mũi chảy ngược sâu vào trong khoang mũi khiến trẻ bị viêm mũi nặng hơn. Để hút mũi cho bé thì mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi Richell được làm từ chất liệu nhựa cao cấp và silicone mềm, hoàn toàn êm dịu với mũi bé, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe dành cho trẻ nhỏ tại Nhật Bản.

Trước khi nhỏ mũi cho bé thì mẹ nên hút sạch mũi ra ngoài tránh nước mũi chảy ngược sâu vào trong khoang mũi

Cuối cùng mẹ nhỏ mũi cho bé bằng thuốc nhỏ mũi Otriven 0.025% dành riêng cho trẻ sơ sinh của Đức, giúp cho giảm sưng xoang mũi, thông thoáng mũi, giảm nghẹt mũi. Mẹ có thể nhỏ cho bé từ 1-3 lần trong ngày, mỗi lần chỉ nhỏ 1 giọt mỗi bên mũi cho bé. Nên cho bé nằm ngã đầu xuống trước khi nhỏ.

Đồng thời, mẹ cần chú ý không để trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng ho càng nặng thêm. Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là khi đi ra ngoài và vào ban đêm. Các mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc dầu bôi ấm ngực Vicks Baby Balsam massage lòng bàn chân, ngực, lưng, cổ cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm.

4.5. Chế độ ăn của trẻ

- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng

- Chế biến thức ăn mềm, dễ nuốt

- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu

- Không cho trẻ ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

- Cho trẻ uống gừng hoặc quất hấp mật ong... để giảm ho

Với hướng dẫn cách xử lý trẻ bị khò khè có đờm hiệu quả nhất trên đây thì các mẹ có thể yên tâm xử lý một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là trong mùa đông này nhé. Chứng bệnh khò khè có đờm lâu ngày của bé cưng nhà mẹ sẽ được giải quyết tốt chỉ với những thao tác khá đơn giản tại nhà đó.

=> Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về các sản phẩm trị ho, trị sốt, vệ sinh mũi cho trẻ thì hãy comment để lại Số Điện Thoại để Bibabo tư vấn cho mẹ nhé!


Theo Bibabo.vn