Tài khoản

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè? Cách điều trị chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Cửa hàng Bibabo 4 năm trước

Khi thấy trẻ sơ sinh khò khè bất thường, rất có thể trẻ đang bị viêm phế quản, ho, viêm amidan, mềm sụn thanh quản…

Xem nhanh

  • Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè
  • Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?
  • Lưu ý chung khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè
  • Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh khò khè đi khám bác sĩ?

Trẻ sơ sinh có kích thước mũi nhỏ lại chủ yếu thở bằng mũi nên khi gặp điều kiện bất lợi rất dễ bị nghẹt mũi. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè cần theo dõi sát sao, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện khó thở vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nặng. Vì vậy, các mẹ chớ chủ quan mà hãy tìm hiểu biểu hiện cũng như nguyên nhân gây ra tiếng thở khác lạ của trẻ để có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè? Cách điều trị chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

1Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể dễ dàng phát hiện với các biểu hiện cụ thể như: trẻ chảy nước mũi, thở nhanh, quấy khóc...

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể dễ dàng phát hiện với các biểu hiện cụ thể như: trẻ chảy nước mũi, thở nhanh, quấy khóc...

Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm trầm. Cha mẹ có thể áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.

2Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

2.1. Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè. Hen suyễn là bệnh di truyền, là tình trạng viêm mãn tính đường thở khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa... hoặc bé có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

2.2. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng bị xẹp lại, làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè có thể do viêm phổi, viêm tiểu phế quản

2.3. Viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép....

3Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?

Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng thở khò khè của bé nên các mẹ nên bình tĩnh, quan sát cẩn thận và thăm khám sức khỏe của bé thường xuyên.

Khi bé thở khò khè, các mẹ nên tiến hành vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lý kháng viêm, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi, luôn giữ hệ tai – mũi – họng của bé được thông thoáng.

Vệ sinh mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% và dụng cụ hút mũi chuyên dụng

Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý kháng viêm Physiodose hoặc Gifrer Physiologica để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Đây là nước muối sinh lý sản xuất tại Pháp, được các bác sĩ viện nhi Pháp, Mỹ cấp cho các mẹ để vệ sinh hàng ngày cho bé nên độ tinh khiết và chất lượng an toàn ở cấp cao nhất. Mỗi hộp có 40 tép, mỗi tép 5ml rất tiện cho mẹ vệ sinh cho con, tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn. Thay vì mua cả lọ to xài cả tuần mở ra đóng vào sẽ gây ra các bệnh về mắt và đường hô hấp cho bé thì dạng tép 5ml vừa đủ dùng mỗi lần sẽ rất tiện lợi và vệ sinh.

Nước muối sinh lý Physiodose, Gifrer Physiologica được xử lý tiệt trùng bằng phương pháp hiện đại theo tiêu chuẩn CE 0459 của Châu Âu, an toàn với nồng độ NaCL 0.9%, không có tạp chất, không chất bảo quản. Mẹ có thể sử dụng hàng ngày để vệ sinh mũi, mắt, tai, lưỡi và rốn cho bé.

Dùng nước muối sinh lý Physiodose, Gifrer Physiologica các mẹ an tâm hơn gấp tỉ lần so với chai nước muối sinh lý to oạch bán ngoài hiệu thuốc, đã từng có phóng sự về các cơ sở sản xuất nước muối bẩn ở Việt Nam rồi nên các mẹ chú ý nhé.

Lưu ý: Các mẹ cũng không nên dùng các loại nước theo truyền miệng như nước ép tỏi, hành để nhỏ vào mũi trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.

Nước muối sinh lý kháng viêm Physiodose, Gifrer Physiologica có độ tinh khiết và chất lượng an toàn ở cấp cao nhất

Các mẹ có thể tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

- Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé.

- Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây

- Bước 3: Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ tương tự.

- Bước 4: Sau 5 phút, các mẹ nên dùng hút mũi chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi của bé. Mẹ có thể dùng hút mũi Nosefrida Aspirator hoặc hút mũi tự động Comfybaby CF718. Hai dụng cụ hút mũi này đều được bác sĩ chỉ định dùng được cho bé từ 0 tháng tuổi, chữa sổ mũi, ngạt mũi cho bé vô cùng hiệu quả, giúp bé yêu luôn thoải mái, dễ thở. Hút mũi Nosefrida Aspirator có ống hút theo tiêu chuẩn mới, với thiết kế ống thẳng và có bộ lọc bên trong, giúp hụt sạch dịch nhầy mà không cần cho sâu vào trong mũi làm bé khó chịu, hút nhẹ và không làm đau và tổn thương niêm mạc mũi của bé, an toàn không gây kích ứng. Hút mũi Nosefrida có chứng nhận CE và FDA (chứng nhận FDA là chứng nhận sản phẩm được bán trên thị trường Mỹ là chứng nhận cực khó và rất ít sản phẩm hút mũi có được các mẹ nhé.

Hút mũi Nosefrida Aspirator được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi

Nếu các mẹ nào ngại dùng miệng hút mũi cho bé thì có thể chuyển sang dùng hút mũi tự động Comfybaby CF718. Đây là máy hút mũi chất lượng được các mẹ Mỹ và Pháp rất ưa chuộng. Giá cũng không phải là cao nên đáng đầu tư vì chất liệu cao cấp, bền, dùng mấy bé cũng được lại dễ vệ sinh, êm, nhẹ. Chiếc máy hút mũi này đã được FDA chứng nhận an toàn 100% với bé sơ sinh. Đầu hút rất mềm làm từ silicon y tế, thế nên không gây hại hay ảnh ảnh hưởng niêm mạc mũi của bé, lực hút tự động với 2 size đầu hút vừa với mũi của bé nhỏ và cả bé lớn luôn. Máy hút mũi Comfybaby không sạc bằng dây điện như mấy dòng khác mà chạy bằng pin AA nên cực kì an toàn cho bé, pin này mẹ mua ở đâu cũng có, tiện lợi. Mẹ nào đã dùng Comfybaby thì có thể nhận ra ngay, dòng máy hút mũi này có ưu điểm tiết chế được tiếng ồn khá tốt, hạn chế khiến bé bị giật mình, hoảng sợ. Nhiều bé lớn chỉ thích tự tay cầm hút mũi, thi thoảng mới cần tới sự hỗ trợ của mẹ mà thôi. Không như các dòng máy hút mũi khác, với Comfybaby thì mẹ chỉ cần hút 1 lần là bao nhiêu dịch mũi đều sạch hết, bé dễ thở ngay lập tức, không bị thở rít hay khò khè nữa.

Hút mũi tự động Comfybaby CF718 được các mẹ Mỹ và Pháp rất ưa chuộng, hút êm nhẹ

- Bước 5: Nhỏ 1 giọt thuốc nhỏ mũi iliadin hoặc Rhinotrophyl vào mỗi bên mũi cho bé. Thuốc nhỏ mũi ILiadin Singapore có tác dụng tan đờm và dịch, nên sau khi nhỏ xong, con không những hết sổ mũi, nghẹt mũi mà còn bớt luôn tình trạng khò khè khi ngủ.

Nhỏ 1 giọt thuốc nhỏ mũi iliadin hoặc Rhinotrophyl vào mỗi bên mũi cho bé

4Lưu ý chung khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè

- Giữ ấm cho trẻ: Mẹ phải luôn giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi. Khi tắm cho bé, mẹ nên cho một ít tinh dầu tràm vào nước tắm của bé để tránh bé bị cảm lạnh khi tắm. Khi tắm xong, mẹ dùng dầu bôi ấm ngực Vicks Baby Balsam vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân con chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất vào cho con. Tiếp theo, mẹ thoa dầu lên ngực con, thoa bụng, thoa sau lưng ở vị trí buồng phổi. Khi thoa mẹ nên massage nhẹ nhàng cho con. Cách này tuy đơn giản những giữ ấm rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh.

Mẹ luôn phải giữ ấm cho bé trong mùa lạnh

- Cần cho trẻ uống nhiều nước: Uống nước sẽ làm mát và sạch họng bé. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho con uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng.

- Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường để giữ ấm mũi và hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

- Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.

- Nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

- Tránh ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tổn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũi.

5Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh khò khè đi khám bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc bé bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Nhất là các trường hợp sau, mẹ cần cho trẻ đến bác sĩ ngay, không được để kéo dài:

- Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái

- Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc. Đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.

- Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần

- Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè

- Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao

- Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở

- Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.

Trẻ sơ sinh thở khò khè dù không phải là một dấu hiệu quá nặng nhưng tất cả các bệnh có triệu chứng này đều khá nguy hiểm. Các mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị cho bé dứt điểm để tránh những biến chứng không đáng có, nhất là khi trời đang lạnh giá như thế này.

=> Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy comment bình luận số điện thoại bên dưới để Bibabo giải đáp và tư vấn cho mẹ nhanh nhất nhé!


Theo Bibabo.vn