Tài khoản

11 bước chăm sóc “chuẩn” để phòng tránh tối đa nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Le Thu 4 năm trước

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể khiến cho sản phụ gặp phải vô vàn vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng này, chị em sau sinh mổ cần lưu ý những bước chăm sóc đúng cách sau đây.

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể khiến cho sản phụ gặp phải vô vàn vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng này, chị em sau sinh mổ cần lưu ý những bước chăm sóc đúng cách sau đây.

Chăm sóc vết mổ sau sinh

– Băng vô trùng trong 24 đến 48 giờ sau sinh. Tuyệt đối không gỡ băng và làm ướt băng.

– Sau 24 giờ, hãy cố gắng ngồi dậy hoặc bước xuống giường để di chuyển nhẹ nhàng, dù là 1 quãng đường ngắn, việc này sẽ giúp giảm táo bón sau sinh, ngăn ngừa cục máu đông và tăng quá trình lưu thông máu khắp cơ thể, từ đó giúp vết thương mau lành hơn.

– Hạn chế tối đa việc đụng chạm đến vết mổ bằng việc dùng gối mềm nhỏ hoặc dùng chăn đệm ở sau lưng sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ và tránh nói chuyện hoặc cười lớn.

– Trong ngày đầu sau sinh, chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu “xì hơi” được mới bắt đầu ăn phở, mì… Từ ngày thứ hai trở đi, có thể ăn uống như bình thường. Mẹ nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, trái cây, sữa, protein… sẽ giúp vết mổ và cơ thể nhanh phục hồi, tránh táo bón. Tránh ăn những thức ăn tanh như cá, ốc,… bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành. Những ngày sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ chế độ ăn uống phù hợp vì nếu sinh mổ có gây tê thì sẽ được cho ăn uống sớm. Nếu sinh mổ có gây mê thì chỉ ăn uống lại sau khi đã tỉnh hoàn toàn, không còn cảm giác buồn nôn.

– Nếu bạn được phép cho con bú, hãy sử dụng gối hỗ trợ (được bày bán tại các của hàng mẹ và bé) thay vì ôm bé trực tiếp lên bụng.

– Rửa tay thật sạch trước khi thay băng. Không băng vết thương quá chặt hoặc quá lỏng và nhớ hãy thay băng theo lịch của bác sĩ.

– Luôn sử dụng thuốc được bác sĩ kê toa bao gồm cả thuốc kháng sinh, thuốc bôi và băng gạc vô trùng trong quá trình chăm sóc vết mổ sau sinh.

– Ở tuần thứ 2, nếu mẹ khâu bằng chỉ thường thay bác sĩ sẽ xem xét vết thương và cắt chỉ, nếu khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần. Thời gian này, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết thương hở, không cần thiết phải băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch.

– Mặc quần áo rộng rãi để giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn ngừa việc cọ xát đến vết mổ.

– Nếu cảm thấy đau, mẹ có thể sử dụng túi chườm ấm hoặc khăn sạch, ấm để chườm lên vùng vùng đáy chậu bị sưng, nhiệt độ cao sẽ giúp cho máu được tuần hoàn tốt hơn, giảm nhanh cảm giác đau nhức và giúp vết thương chóng lành. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được chườm trực tiếp lên vết mổ.

Nằm nghiêng, dùng gối kê sau lưng: nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể kê gối hoặc dùng chăn lót sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, nhằm giúp chị em giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể.

– Kiêng “yêu đương” cho đến khi vết mổ lành hẳn.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

  • Sản phụ sốt cao 39- 40 độ, đôi khi có cảm giác ớn lạnh.
  • Da tái nhợt, mệt mỏi, choáng váng.
  • Đau tức vùng bụng dưới đặc biệt xung quanh vết mổ, ngực cương đau.
  • Sản dịch ra có mùi hôi.
  • Vết mổ sưng tấy, chảy dịch.

Ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu “đáng nghi” nào ở trên thì ngay lập tức, sản phụ cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

st

Theo Bibabo.vn