Tài khoản

8 điều mẹ cần lưu ngay vào sổ về sinh mổ

Bích Liên 4 năm trước

8 điều mẹ cần lưu ngay vào sổ về sinh mổ

Ngay từ khi mới xuất hiện, phương pháp sinh mổ đã mang đến luồn gió mới cho mẹ bầu và các y bác sĩ, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp thai quá lớn, ngôi thai ngược…

Phương pháp sinh mổ có an toàn không?

Không có phương pháp sinh đẻ nào là an toàn tuyệt đối. Cho dù đó là sinh con thuận tự nhiên hay sinh mổ. “Người chửa cửa mả”, ông bà đã đúc kết câu này qua bao đời nay. Chỉ có điều với những tiến bộ của y học hiện đại, rủi ro ít hơn, khả năng xử lý nếu có vấn đề phát sinh nhanh và hiệu quả hơn.

Chọn sinh mổ, mẹ có thể chọn ekip mổ, kinh phí có thể cao hơn nhưng cũng đôi phần yên tâm. Chọn sinh mổ mẹ cũng được bệnh viện chăm sóc vết mổ ổn định mới được phép xuất viện. Sinh mổ về cơ bản khi đã được bác sĩ chỉ định là cách tốt nhất để em bé chào đời, đó cũng là biện pháp an toàn nhất.

Điều mẹ nên biết về sinh mổ

Trước khi đưa ra chọn có nên sinh mổ hay không, chắc chắn mẹ bầu hiện đại đã tìm hiểu rất nhiều thông tin xung quanh phương pháp này. Biết trước, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng luôn là một lợi thế trong phòng sinh.

Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu?

Mổ đẻ chủ động cần đợi tới ngày thai nhi đủ ngày tháng, tức là từ tuần thai 38-40. Nếu mổ lấy thai khi thai còn non sẽ gặp các nguy cơ như: Thai dễ bị suy hô hấp, nhiễm trùng do sức đề kháng kém hơn những bé đủ tháng.Trẻ sinh non còn gặp nhiều biến chứng như bệnh võng mạc sơ sinh, xẹp phổi…

Trường hợp có có các dấu hiệu dọa sinh non thì nên đi khám để được nằm viện theo dõi và cố gắng giữ con đến 38-40 tuần.

Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ?

Thai nhi nặng từ 3,8kg trở lên thì các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đó là thông thường nhưng cũng có nhiều trường hợp thai nhi 4kg vẫn sinh thường dễ dàng nhưng có mẹ bầu thai 3,5kg phải sinh mổ. Đó là vì chuyện sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Sức khỏe mẹ bầu
  • Khung xương chậu của mẹ bầu
  • Cân nặng thai nhi
  • Ngôi thai…

Thụ tinh ống nghiệm sinh thường hay mổ?

Vì đã thụ tinh trong ống nghiệm tức là “con quý” cha, mẹ phải chờ đợi rất lâu mới có thiên thần, do đó các bác sĩ luôn khuyên các sản phụ nên sinh mổ. Ngoài lý do tâm lý trên còn có các lý do chuyên môn như:

  • Sinh mổ có thể chủ động về ngày giờ.
  • Ít gặp nguy cơ suy thai khi mổ chủ động.
  • Mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng nên được chỉ định mổ chủ động.

Cách chăm sóc sản phụ khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ điều quan trọng nhất chính là chăm sóc vế mổ cẩn trọng vì nếu sinh thường đau 1 lần thì sinh mổ đau 2-3 lần sau đó.

Ống thông tiểu

Dù bác sĩ khuyến khích các mẹ nên ngồi dậy và vận động càng sớm càng tốt, nhưng đi lại có thể khó khăn hơn vì ống thông tiểu được đặt vào người cho đến hết ngày đầu sau khi mổ xong.

Vết mổ

Đối với một số mẹ bầu, vết mổ có thể tồn tại rất lâu, thậm chí sau nhiều năm. Tuy nhiên, với một số người khác, vết chỉ là một đường nâu mờ, và nếu không để ý kỹ bạn sẽ chẳng nhận ra được.

Vết mổ có thể lành sau 7 ngày. Do sẹo mổ cắt ngang qua dây thần kinh cảm giác, nên tùy từng cơ địa mổi người, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí có người vẫn cảm thấy đau sau 6 tháng.

Pitocin được biết đến như một loại thuốc thúc sinh, sử dụng để kích thích hoặc tăng cuờng các cơn co thắt ở tử cung, thường sử dụng trong những ca sinh thường. Pitocin cũng được tiêm cho mẹ trong quá trình hồi sức trong những ca sinh mổ để giúp tử cung co lại như cũ.

Lần đầu đi vệ sinh sau sinh

Đi vệ sinh sau sinh có thể trở thành cơn “ác mộng” của nhiều người. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng và sợ hãi đâu, nhiều mẹ vẫn có thể “nhơn nhơn” ngay trong lần đầu đi vệ sinh sau khi sinh mổ. Biết đâu bạn cũng nằm trong số những người may mắn đó đấy.

Đi lại

Trong thời gian hậu sản, đi lại chính là việc không cần kiêng cữ sau đẻ mổ. Các bác sĩ khuyến khích bạn nên đi lại nhiều, để sản dịch có thể thoát ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn không nên đi chơi xa vì sẽ rất mất sức.

Trục trặc chuyện “chăn gối”

Nhiều phụ nữ cảm giác sợ hãi khi quan hệ sau sinh mổ. Thực tế, sinh mổ hầu như không tác động gì đến “cô bé”, và bạn có thể “yêu” chồng bình thường ngay khi không còn cảm giác đau.

Cảm giác run rẩy

Vài giờ sau khi mổ, thuốc mê sẽ hết tác dụng và nhiều phụ nữ không thể kiểm soát cơn rét run sinh lý.

Chảy máu sau khi sinh

Cũng giống như sinh thường, sản phụ sau khi sinh mổ sẽ bị ra máu ở vùng kín trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.

Những điều cần biết khi sinh mổ

Sau sinh mổ, có 2 thắc mắc phổ biến chính là: Có ăn khoai lang được không và bao lâu thì nên có bầu lần 2.

Sinh mổ ăn khoai lang được không?

Không chỉ nên ăn và mẹ sau sinh mổ có thể ăn đều đặn mỗi ngày 1-2 củ để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?

Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ nên là 2 năm nhưng nếu “lỡ” có bầu sau 1 năm, mẹ bầu phải thường xuyên đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa vì nguy cơ bục tử cung có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đồng thời, sản phụ phải theo dõi thai chặt chẽ, nhất là những tháng cuối.

Sinh mổ là phương pháp sinh đẻ hiện đại mang đến nhiều lựa chọn cho mẹ bầu. Mẹ có thể chọn mổ đẻ chủ động hoặc sinh thường. Trường hợp bác sĩ chỉ định sinh mổ thì nhất thiết nên tuân theo để tránh rủi ro cho cả mẹ và bé.

Nguồn; Marrybaby

Theo Bibabo.vn