Tài khoản

user_avatar
❤️ Mẹ Su ❤️   

Tham gia từ tháng 02/2018 .

09/2018

8 xét nghiệm cực quan trọng trong thai kì

Trong quá trình mang thai mẹ nên làm 8 xét nghiệm dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trong quá trình mang thai, mẹ cần phải nhớ làm các xét nghiệm cực quan trọng trong thai kỳ dưới đây để đảm bảo sự phát triển và an toàn cho thai nhi.


Lần khám thai đầu tiên

Sau khi bị trễ kinh, và mẹ kiểm tra que thử lên 2 vạch, mẹ nên đi khám thai để kiểm tra xem thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi.Lúc này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt để xác định tuổi của thai nhi.


Khi siêu âm khoảng 11-12 tuần, việc tính tuổi thai sẽ chính xác khi các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số của thai nhi. Đồng thời, dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán được ngày sinh bé giúp bạn.


Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ siêu âm 2D để kiểm tra xem thai nhi có nằm ở ngoài tử cung hay không? Trong trường hợp, mẹ đã thử que lên 2 vạch, bác sĩ đã nhìn thấy túi thai ở trong phần tử cung nhưng chưa thấy tim thai, mẹ đừng quá lo lắng vì thai còn nhỏ. Sau khoảng 10 ngày, mẹ nên đi khám lại, lúc này sẽ nghe thấy tim thai rõ hơn trước.


8 xét nghiệm cực quan trọng trong thai kỳ mẹ cần phải biết


Làm các xét nghiệm biết được tình trạng của thai nhi


Siêu âm đo độ mờ của da gáy

Siêu âm để đo độ mờ da gáy sẽ được thực hiện ở tuần thứ 11-12 của thai kỳ. Đây là lần khám thai cực quan trọng mà mẹ không nên bỏ lỡ. Bác sĩ sẽ cho mẹ siêu âm để đo độ mờ da gáy xác định xem bé có mắc bệnh Down hay xuất hiện những bất thường gì không?


Siêu âm này chính xác trong tuần 11-12 còn tới tuần 13 xét nghiệm sẽ không còn chính xác nữa. Giai đoạn này, bác sĩ sẽ cho mẹ bổ sung thêm sắt và các loại vitamin, sữa cho mẹ bầu để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho mình…


Xét nghiệm Triple Test

Xét nghiệm này sẽ làm ở tuần thai thứ 16-17 của thai kỳ. Bác sĩ cho mẹ thực hiện xét nghiệm Triple Test và nó sẽ chính xác nhất trong khoảng thời gian này. Triple Test chính là bộ 3 xét nghiệm máu của mẹ để tìm ra những rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm AFP, Hcg và Estriol.


Xét nghiệm này sẽ cho biết thai nhi có bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hay không và có cần phải làm thêm các xét nghiệm khác nữa không?


8 xét nghiệm cực quan trọng trong thai kỳ mẹ cần phải biết-2


Kiểm tra triple test trước sinh giúp phát hiện nhiễm sắc thể của bé


Siêu âm 4D

Việc siêu âm 4D sẽ được thực hiện trong tuần thai thứ 22-24. Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ phát hiện ra các bất thường của thai nhi như sứt môi hay dị dạng ở cơ quan sinh dục….và đây cũng là thời điểm biết rõ giới tính của thai nhi.


Việc kiểm tra các xét nghiệm này giúp phát hiện ra những bất thường thai nhi và bác sĩ sẽ khuyên mẹ tiếp tục hay loại bỏ thai nhi.


Xét nghiệm máu

Xét nghiệm truyền máu, bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiệm máu để trong những trường hợp cần truyền máu khi sinh nở, xem nhóm máu mẹ mang là Rh- hay Rh+. Xem kiểm tra xem thiếu máu hay không để bổ sung thêm viên sắt trong quá trình mang thai.


Tùy thuộc vào tình hình của thai phụ, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm để kiểm tra tình hình sức khỏe của thai phụ. Ngoài ra, tuần 36 trước khi sinh, bác sĩ sẽ cho mẹ làm xét nghiệm máu thêm một lần  nữa để kiểm tra hiện tượng đông máu trước khi sinh.


Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình thai phụ, xem mắc nhiễm trùng đường tiểu hoặc tiểu đường khi mang thai hay không?


Tiêm vacxin uốn ván

Vào tuần thứ 30-32, bác sĩ sẽ cho mẹ tiêm 2 mũi uốn ván theo thời gian và chỉ định của bác sĩ. Việc này tránh nhiễm trùng khi sinh bé. Tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai, nên tiêm 2 mũi cách nhau khoảng 1 tháng và tiêm trước khi sinh khoảng 15 ngày. Bệnh uốn ván sẽ gây ra hiện tượng nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc mẹ sinh, vi trùng sẽ theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung của người mẹ. Ngoài ra, vi trùng có thể theo con đường cắt và buộc dây rốn gọi là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.


Siêu âm trước sinh

Vào tuần cuối cùng mang thai, tuần thứ 35-36 bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm theo dõi Doppler động mạch não, động mạch của tử cung cũng như bác sĩ sẽ kiểm tra lượng nước ối cũng như dây rốn….


Ngoài ra, mẹ có thể được làm các xét nghiệm như Non-stress theo dõi để kiểm tra lượng oxy thai nhi có thể nhận được và kiểm tra tình hình sức khỏe của bé.