Tài khoản

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không ăn gì?

Cửa hàng Bibabo 4 năm trước

Tiểu đường thai kỳ gây nhiều tai biến cho quá trình mang thai và chuyển dạ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé về sau.

Xem nhanh

  • Tiểu đường thai kỳ là gì?
  • Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:
  • Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi?
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
  • Các loại hạt dinh dưỡng tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

1Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.

Vậy làm thế nào để biết bị đái tháo đường trong thai kỳ hay không? Chỉ cần làm xét nghiệm máu, xác định nồng độ đường trong máu. Một bà bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi đạt hai chỉ số sau đây:

- Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %.

- Đường huyết 2h sau khi uống 75g đường ≥ 140mg%.

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không ăn gì?

Bà bầu có thể bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên hoặc đã có nguy cơ đái tháo đường nhẹ trước khi mang thai, sau đó bệnh trở nên nặng hơn lúc mẹ có em bé.

2Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

- Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên.

- Cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn.

- Mắt bị mờ hơn.

- Có thể bị nhiễm trùng bàng quang hoặc tìm ra đường trong nước tiểu khi đi thăm khám và xét nghiệm.

3Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi?

Tình trạng tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

* Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

- Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có cân nặng trên 4kg.

- Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.

- Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.

- Sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể bị sảy thai, thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh, suy hô hấp, hạ đường huyết

* Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

- Thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,...

- Do kích thước thai to nên sinh ra dễ bị gãy xương, hay gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.

- Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 - 5 lần so với em bé bình thường.

- Em bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.

4Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những bà bầu mắc phải tình trạng này cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

* Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ

- Các loại hạt dinh dưỡng: hạt hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt chia, vừng, oliu...Đây là nhóm thực phẩm có khả năng cung cấp chất béo, nạp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu, và tăng khả năng hấp thu vitamin tan trong giàu. Chính vì vậy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tích cực ăn các loại hạt này, chúng chứa các chất axit béo không no rất cần thiết cho cơ thể.

- Nhóm các thực phẩm từ rau quả có đầy đủ chất xơ, vitamin, acid amin, chất khoáng…cũng là nhóm được ưu tiên dành cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt mẹ nên ăn các loại rau quả chín, ưu tiên các món trộn salad tổng hợp, các loại kết hợp với ngũ cốc. Hằng ngày mẹ bầu nên tăng cường ăn rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh, mướp đắng, tảo.

Các loại hạt dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

- Thịt nạc, cá, đậu hũ, các loại sữa không béo và không đường.

- Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.

- Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 -2 bữa ăn phụ.

- Bà bầu vẫn có thể ăn trái cây nếu bị tiểu đường nhưng không phải là ăn càng nhiều càng tốt, mà cần có giới hạn và được theo dõi. Các công thức sinh tố tốt cho bà bầu bị bệnh tiểu đường như hạt chia hay súp rau cũng là những món thích hợp cho câu hỏi “tiểu đường thai kỳ nên ăn gì”.

* Những thực phẩm bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên giảm bớt:

- Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt (mít, na...), miến dong, bánh mì, bánh ngọt...

- Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,...

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn kem, chè, bánh kẹo ngọt, các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt...

- Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),...

- Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,...

* Lưu ý:

- Đối với bà bầu trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.

- Đối với mẹ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

5Các loại hạt dinh dưỡng tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể thèm ăn và đói hơn so với bình thường do cơ thể cần thêm nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi. Thay vì chọn những thức ăn không lành mạnh, bà bầu hãy nghĩ đến các loại hạt tốt cho bà bầu và biến chúng thành món ăn vặt mỗi khi có nhu cầu nhé.

* Hạt chia:

Hàm lượng Folate (tên khác là Axit Folic) trong 100g hạt chia chứa 83.33mcg, cao gấp 2.3 lần so với rau diếp. Folate có vai trò quan trọng trong việc bổ sung hồng cầu, phòng ngừa khuyết ống thần kinh ở thai nhi và giúp thai nhi thông minh, khỏe mạnh hơn.

Trong hạt chia cũng rất giàu omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Trong 100gr hạt chia chứa 19,3g omega-3, cao gấp 8 lần so với cá hồi và cao hơn rất nhiều so với các thực phẩm giảm Omega-3 khác. Mỗi ngày, mẹ bầu nên sử dụng 1-2 thìa hạt chia mỗi ngày để chế biến kết hợp với các món ăn phụ khác như hạt chia sữa chua, hạt chia trộn cùng trái cây, canh hạt chia hầm rau củ, salad hạt chia, bánh hạt chia...

Ăn hạt chia rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Cây chia được trồng nhiều nhất và cho ra chất lượng hạt chia hoàn hảo nhất là ở Úc. Bởi vì tại đó hội tụ đầy đủ các điều kiện (khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, ánh sáng và nguồn nước) giúp cho sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thậm chí, nếu cây chia được trồng ở vị trí có có vĩ độ 15 chạy qua thì sẽ cho ra hàm lượng axit béo Omega 3 trong hạt chia cao nhất. Hạt chia Morlife organic hữu cơ được trồng và sản xuất tại Úc, nhận được chứng nhận lâu đời và đáng tin cậy nhất ở Úc được rất nhiều mẹ bầu tin dùng trong thai kỳ.

* Hạt óc chó:

Hạt óc chó giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng thiết yếu như Omega-3, Vitamin E, phốt pho và Axit Amin L-Arginne. Đặc biệt hàm lượng Omega-3 trong quả óc chó cao hơn gấp 5 lần trong cá hồi, giúp thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi và trẻ nhỏ. Nếu các mẹ kiên trì ăn quả óc chó trong suốt thời gian thai kỳ, em bé sinh ra sẽ rất thông minh sáng dạ. Tốt nhất, mẹ nên chọn các loại hạt óc chó nguyên chất 100%, không chứa chất bảo quản như Adora St Food sẽ mang lại hiệu quả tốt khi dùng.

Mẹ bầu ăn hạt óc chó giúp con thông minh sáng dạ

* Hạt dẻ cười:

Hạt dẻ cười hay còn được gọi là quả hồ trăn, hàm lượng chất xơ cao có trong hạt dẻ cười giúp bà bầu hạn chế bị táo bón. Các axit béo omega-3 có trong hạt dẻ cười rất tốt cho sự phát triển trí não của bé. Hạt dẻ cười còn có chứa rất nhiều vitamin B như vitamin B1, B2, B3, B6 và acid folic, rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, hạt dẻ cười còn rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về gan, vàng da và thiếu máu. Bà bầu nên ăn 10 hạt dẻ cười mỗi ngày là tốt cho cả mẹ và bé.

Hạt dẻ cười có thể ăn như một món ăn nhẹ hoặc cho thêm vào các món ăn để làm tăng hương vị. Mẹ có thể trộn salad với hạt dẻ cười để làm thành một món bổ dưỡng. Mẹ có thể cho hạt dẻ cười vào sữa chua, bột yến mạch hoặc ngũ cốc để làm thành một bữa ăn sáng bổ dưỡng hoặc món tráng miệng sau bữa ăn. Mẹ hãy thử uống một cốc sữa với hạt dẻ cười, nghệ tây, bạch đậu khấu và hạnh nhân khi đói sẽ rất tốt đấy.

Mẹ bầu mắc tiểu đường nên ăn hạt dẻ cười mỗi ngày

Khi ăn, mẹ bầu cũng cần phải biết cách chọn hạt dẻ cười chất lượng là những hạt không bị nấm, mốc, có mùi thơm dễ chịu và không có mùi lạ, còn vỏ, có màu xanh lá cây nhạt. Mẹ nên chọn những loại hạt dẻ cười không có chứa quá nhiều muối vì muối có thể làm tăng huyết áp, không tốt trong thời gian mang thai. Hạt dẻ cười Adora St Food là một sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu.

* Hạt hạnh nhân:

Hạnh nhân giàu Canxi, Kẽm, Magie, vitamin E, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, folate và acid folic trong hạnh nhân rất cần thiết cho mẹ bầu cũng như thai nhi nhằm ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, hạnh nhân chứa khá nhiều magiê giúp giảm nguy cơ sinh non và kích thích sự phát triển hệ thần kinh.

Bà bầu ăn nhiều hạnh nhân có thể đem đến những điều kiện tốt nhất để thai nhi phát triển khỏe mạnh, sinh ra đủ cân, đủ chất.

Ăn hạt hạnh nhân giúp điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng cho mẹ bầu, giảm nguy cơ sinh non, bé sinh ra đủ chất, khỏe mạnh

Hạnh nhân có rất nhiều cách sử dụng khác nhau như: ăn liền, xay nhỏ và làm sa lát, làm bánh, làm nhân sôcôla, ăn cùng với sữa tươi, uống trà,... Mẹ cũng có thể xay hạt hạnh nhân làm sữa. Một trong những loại hạnh nhân được đánh giá chất lượng tốt và ưa chuộng là hạnh nhân Adora St Food.

* Hạt điều:

Hạt điều có chứa hàm lượng Canxi cao, giúp bổ sung Canxi cho mẹ và thai nhi, trong giai đoạn phát triển xương khớp, giúp bé có hệ xương chắc khỏe, mẹ bầu không hay bị đau nhức chân tay.

Theo nghiên cứu, trên 100g nhân hạt điều có khả năng cung cấp được 550-600 Kcal, đây là con số tương đối lớn so với các nhóm thực ăn như thịt, ngũ cốc. Thành phần đạm của hạt điều lên đến 18 – 20%, tương đương với đạm trong thịt cá. Ngoài ra trong hạt điều còn có axit béo Oleic (chất béo có lợi cho tim mạch) vì vậy các nhà khoa học khuyến nghị mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên dùng hạt điều như một nguồn cung cấp năng lượng để thay thế các chất béo bão hòa (chất béo “xấu”) hoặc thay thế nguồn bột đường trong chế độ ăn.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn hạt điều cực kỳ tốt cho cả mẹ và bé

Bên cạnh đó, hạt điều có nhiều chất béo ở tỷ lệ lý tưởng, so với các loại hạt khác như đậu phộng, quả hồ đào, hạnh nhân hay óc chó vì vậy có giá trị giảm cân cao. Vì vậy, ăn hạt điều còn giúp bà bầu kiểm soát được cân nặng trong thai kỳ của mình, giúp không tăng cân quá nhiều mà thai nhi vẫn đủ chất, mẹ bầu vẫn đủ năng lượng hoạt động. Mỗi ngày, mẹ bầu tiêu thụ khoảng ¼ cốc hạt điều sẽ đảm bảo cung cấp đủ các lợi ích dinh dưỡng từ loại hạt này.

5 loại hạt trên đây đều có những công dụng rất tốt cho bà bầu, nhưng chúng cần phải được chọn lọc kỹ từ các nguồn cung cấp uy tín để tránh tình trạng hàng kém chất lượng, ảnh hưởng không tốt cho cả bà bầu mà thai nhi.

=> Bibabo - nơi mẹ bầu an tâm mua sắm vì sức khỏe của con

Bibabo là giải pháp mua sắm online thông minh, giúp mẹ bầu có thể dễ dàng mua hàng từ xa mà không cần phải “tay xách nách mang” đi siêu thị. Các loại hạt tốt nhất cho bà bầu đều có sẵn trên Bibabo, cam kết hàng chính hãng 100%, các mẹ có thể check mã vạch để kiểm tra, Bibabo cam kết về chất lượng giao đến tận tay các mẹ nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

=> Nếu các mẹ còn thắc mắc nào về việc chọn mua các loại hạt dinh dưỡng thì hãy comment Số Điện Thoại để Bibabo tư vấn và đặt hàng cho mẹ nhé!


Theo Bibabo.vn