Tài khoản

Bí kíp trị hăm tã cho trẻ sơ sinh cực hiệu quả

Duy Anh Nguyễn 4 năm trước

Hăm tã ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, khiến bé đau đớn và quấy khóc rất nhiều…

Xem nhanh

  • Hăm tã là gì? 
  • Vì sao bé bị hăm tã?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã
  • Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh 
  • Phòng tránh hăm tã ở trẻ

Trong những tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị hăm tã. Không chỉ vào mùa hè, mùa đông bé cũng có thể bị hăm tã nếu ba mẹ không chăm sóc, vệ sinh bé đúng cách. 

1Hăm tã là gì? 

Hăm tã là hiện tượng vùng da của bé có hiện tượng mẩn đỏ nhẹ lan rộng ở vùng mông và đùi, gây ngứa và đau. Nếu không được chữa trị kịp thời, da bé có thể bị rát hoặc chảy máu.

Hăm tã là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

2Vì sao bé bị hăm tã?

Ở trẻ sơ sinh, vùng da của bé vô cùng mỏng và nhạy cảm. Việc mặc tã thường xuyên, vệ sinh không đúng cách hoặc bé bị tiêu chảy kéo dài có thể khiến vùng da tiếp xúc nhiều với phân và nước tiểu gây kích ứng da và hăm tã. 

Hăm tã cũng xuất hiện khi mẹ thay cho bé loại tã bỉm mới không hợp với cơ địa, dùng loại khăn ướt có nhiều mùi và chất tẩy để lau cho bé gây kích ứng. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến da bé bị tổn thương gây hăm tã: 

  • Bé ra nhiều mồ hôi vùng đóng tã. 

  • Da bị kích ứng do cọ xát liên tục vào thành bỉm, vải bỉm khô cứng. 

  • Chất tẩy rửa giặt quần áo không phù hợp với da bé. 

  • Bé bị nhiễm nấm do môi trường xung quanh vùng mông tã không được vệ sinh sạch, để khô thoáng. 

Vệ sinh không đúng cách là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm tã (Ảnh: Internet)

3Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã

Có 5 cấp độ hăm tã ở trẻ: 

Em bé của bạn đang ở cấp độ hăm tã nào? (Ảnh: Internet)

Thông thường, khi mẹ phát hiện vùng da của bé bị vấn đề, bé đã hăm tã ở cấp độ 3 - Trung bình. Lúc này, mẹ cần chữa trị ngay cho trẻ để tránh làn da bị tổn thương nhiều ở cấp độ 4 và 5. Nếu thấy vùng da hăm tã đỏ tấy, nổi mụn và có khuynh hướng lan rộng ra ngoài, mẹ nên đưa bé đi khám ngay. 

4Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh 

Nguyên tắc quan trọng nhất là giữ cho vùng mông của trẻ luôn được khô thoáng, sạch sẽ. 

  • Rửa sạch vùng đóng tã bỉm của trẻ sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch. Sau đó thấm sạch, lau khô rồi thay tã mới. Chú ý, mẹ nên lau rửa một cách nhẹ nhàng, không nên làm trầy xước thêm da của trẻ, có thể sử dụng khăn ướt để lau cho trẻ nhưng phải dùng loại không có mùi, không chứa cồn. 

  • Nếu có thể, hạn chế đối đa thời gian trẻ mặc tã, bỉm. Nên dành thời gian phơi mông trần để da trẻ tiếp xúc với không khí sẽ khô thoáng, vùng da bị tổn thương do hăm tã nhanh lành hơn. 

  • Không dùng chung kem chống hăm với những bé khác. 

  • Nếu tay mẹ vừa chạy vào vùng da bị hăm của trẻ, mẹ cần rửa sạch tay hoặc sử dụng tay sạch khác để thoa kem vào vùng da hăm, tránh để lọ kem bị nhiễm khuẩn khiến trẻ tái phát hăm tã. 

  • Mẹ rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với da bé và hăm tã. 

Sử dụng một số loại kem chống hăm cho trẻ tương đối hiệu quả trong việc phòng ngừa hăm tã (Ảnh: Internet)

5Phòng tránh hăm tã ở trẻ

  • Lựa chọn loại tã thấm hút tốt, mềm mại và không gây kích ứng cho trẻ. Lưu ý cho bé mặc tã bỉm đúng size, không dùng loại quá chật. 

  • Chú ý các loại xà phòng, khăn ướt vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với vùng da mông hăm tã. 

  • Thỉnh thoảng nên để mông của bé được thoáng khí, khô ráo. 

  • Đảm bảo vùng mông sạch sẽ và khô trước khi mặc tã. 

  • Có thể thoa thêm kem chống hăm tã vào mỗi lần thay tã. 

Ngoài ra, mình có một lời khuyên nhỏ dành cho các mẹ: Không nên rửa vùng mông bị hăm tã của trẻ bằng các loại nước lá mà mình không chắc chắn được lá đó sạch sẽ, vệ sinh và hoàn toàn an toàn với da bé. Điều này có thể khiến vùng da bị hăm tã trở nên viêm nhiễm nặng hơn, khó chữa lành hơn. 

Theo Bibabo.vn