Tài khoản

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Nên theo dõi số liệu hàng tháng

Mẹ Cún 4 năm trước 23 bình luận

Chia sẻ cùng các mom cách theo dõi sự phát triển của trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng, mình đã áp dụng và thấy rất tiện lợi, có cơ sở khoa học cũng không cần phải quan tâm "con được xx cân thì có còi quá không"

1. Các chỉ số tăng trưởng của trẻ

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được xây dựng dựa trên các chỉ số: Chiều dài, Cân nặng, Vòng đầu của trẻ. Để biết con có tăng trưởng tốt hay không, mẹ cần đo chính xác những chỉ số này. Mình xin hướng dẫn các mẹ cách đo chuẩn mình tham khảo từ cuốn sách "Chào con, Ba mẹ đã sẵn sàng!" của bác sĩ Huyên Thảo. 

  • Chỉ số chiều dài: Cách đo chiều dài chuẩn là để trẻ nằm thẳng, đầu gối duỗi thẳng. Dùng thước đo đặc biệt có hai đầu phẳng để đánh dấu nơi cao nhất của chỏm đầu và nơi áp bàn chân. 

  • Chỉ số cân nặng: Cân nặng của trẻ là cân nặng khi trên người con không có bất kỳ thứ gì, kể cả tã. Dùng cân nằm sẽ giúp mẹ đo cân nặng dễ dàng hơn. 

  • Chỉ số Vòng đầu: Mẹ đo vòng đầu của trẻ bằng cách dùng thước dây, đo vòng đầu lớn nhất, thường là vòng cung trên tai và chân mày của trẻ, vòng ra sau đầu, đi ngang qua vùng xương gồ ra ngoài ngay sau đầu.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ hàng tháng để nắm bắt tình hình phát triển của con

2. Xây dựng vòng cung tăng trưởng của trẻ

Mỗi tháng 1 lần, mình sẽ tiến hành đo các chỉ số Chiều dài, Cân nặng, Vòng đầu của trẻ. Mình gợi ý chỉ cần đo mỗi tháng 1 lần, không nên đo quá thường xuyên sẽ không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ làm cho ba mẹ sốt ruột hơn thôi. 

Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn của trẻ theo WHO. Mình khuyến khích các mẹ nên tải về, sau đó in ra. Mỗi khi có kết quả đo là lại chấm 1 phát thể hiện tháng này, số kg của con ở vị trí này. Các tháng sẽ nối lại với nhau để đưa ra một vòng cung tăng trưởng. 

Biểu đồ tăng trưởng cho bé trai

- Biểu đồ cân nặng:

- Biểu đồ chiều dài:

- Biểu đồ vòng đầu: 

Biểu đồ tăng trưởng cho bé gái:

Biểu đồ cân nặng:

- Biểu đồ chiều dài: 

- Biểu đồ vòng đầu: 

Trong biểu đồ của WHO, các mom có thể thấy có 5 đường, trong đó chúng ta cần chú ý 3 đường. 

  • Đường 1 là đường cao nhất, 97th. 

  • Đường 2 là đường thấp nhất, đường 3rd. 

  • Đường 3 là đường ở giữa, đường 50th. 

Trẻ sẽ phát triển nằm trong đường 97th và 3rd là bình thường, tốt nhất là nằm trên đường 50th. Nếu chỉ số của trẻ nằm ngoài đường 97th và 3rd thì khả năng cao là mẹ cần đưa con đi khám vì con thừa/thiếu cân, thấp quá hay vòng đầu quá to hoặc quá nhỏ. Đây đều là những bất thường trong sự phát triển của con, mẹ cần chú ý. 

LƯU Ý:

Chúng ta sẽ quan tâm nhiều tới vòng cung tăng trưởng hơn là con số cân nặng chính xác. 

- Vòng cung tăng trưởng cần nằm giữa đường 97th và 3rd. 

- Xu hướng của vòng cung đang lên theo xu hướng các vòng cung mẫu là tốt. Vòng cung đang đi lên mà tự dưng chững lại hoặc giảm xuống là những dấu hiệu bất thường, lúc này nên đưa con đi khám bác sĩ. Còn xu hướng vòng cung vẫn tốt thì không cần lo lắng, cứ thế nuôi thôi các mẹ. 

3. Ví dụ về cách xây dựng vòng cung tăng trưởng

Mình xin ví dụ luôn cho các mom về cách xây dựng vòng cung tăng trưởng. Chúng ta cùng thực hành với bảng chiều dài của bé trai trước nhé. 

Bé nhà mình chỉ số chiều dài đo được như sau: 

  • Tháng thứ 2: 58cm

  • Tháng thứ 3: 62cm

  • Tháng thứ 4: 65cm

  • Tháng thứ 5: 67.5cm

  • Tháng thứ 6: 69cm

Mình đánh dấu chiều dài của con trên bảng tăng trưởng bằng những dấu chấm đỏ (như hình dưới đây). Sau đó nối các điểm đỏ lại (đường màu xanh), mình được vòng cung tăng trưởng chiều dài của con (như hình). Từ vòng cung tăng trưởng chiều dài này, mình kết luận con vẫn phát triển bình thường. Các mom làm tương tự với chỉ số cân nặng và vòng đầu của con nhé.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm

Từ khóa: