Tài khoản

user_avatar
ℳẸ BẮP☘ XOÀI   

Tham gia từ tháng 03/2017 .

04/2019

Bổ sung vitamin C và axit folic trong tháng đầu thai kỳ

VITAMIN C

 

Lý do cần bổ sung vitamin C khi mang thai

  • Vitamin C là khoáng chất cần thiết thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen, một loại protein cấu thành nên sụn, gân, xương và da.

  • Vitamin C rất cần thiết cho việc tái tạo các mô, chữa lành vết thương, phát triển và bảo vệ xương, cũng như giữ làn da đàn hồi và khỏe mạnh.

  • Vitamin C giúp cơ thể tăng đề kháng, ngăn ngừa nhiễm trùng và là chất chống ô xi hóa bảo vệ các tế bào bị tổn thương

 

Các nguồn thực phẩm chứa Vitamin C

Trái cây họ cam quýt đặc biệt chứa nhiều vitamin C, nhưng các loại rau lá xanh thẫm và loại trái cây khác giàu vitamin C. Nên chọn ăn tươi để hấp thụ nhiều vitamin C hơn vì nhiệt độ cao khi chế biến sẽ mất đi vitamin này. Ngoài ra, một số sản phẩm ngũ cốc và nước trái cây cũng được bổ sung thêm vitamin C.

 

Có nên dùng viên bổ sung vitamin C hay không?

Hầu như là không. Cách dễ dàng và an toàn nhất để hấp thụ vitamin C là qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một ly nước ép cam tươi sau mỗi bữa ăn sáng là đủ.

 

Các dấu hiệu thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C dễ dẫn đến các biểu hiện như mệt mỏi, viêm lợi, vết thương và vết bầm chậm lành, da khô và kém mịn màng hơn.


 

AXIT FOLIC

 

Vì sao các mẹ bầu cần bổ sung axit folic

Axit folic giúp bảo vệ thai nhi khỏi các biến chứng khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

Axit folic cũng có thể giúp ngăn ngừa một số khuyết tật bẩm sinh khác như hở hàm ếch.

Axit folic kết hợp với vitamin B12 hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

 

Hàm lượng axit folic cần thiết

Các bác sĩ khuyên mẹ nên hấp thụ 400 microgram (mcg) axit folic mỗi ngày ngay khi bắt đầu thử có em bé. Sau đó tiếp tục dùng đủ hàm lượng đó trong 12 tuần đầu tiên của thai kì.

 

Các nguồn thực phẩm chứa axit folic

Mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu axit folic, cũng như dùng viên bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thực phẩm giàu axit folic gồm có:

  • Bắp cải

  • Đậu đen

  • Măng tây

  • Bông cải xanh

  • Khoai tây nướng

  • Gạo nguyên cám

  • Trứng luộc

  • Cá hồi

  • Nước ép cam hoặc cam tươi

  • Gạo lức

  • Bánh mì đen

Vì axit folic hòa tan trong nước, mẹ nên hấp hoặc làm chín các loại rau củ bằng microwave thay vì luộc. Cố gắng đừng nấu chín quá lâu, vì điều này sẽ làm mất đi phần nào lượng axit folic có trong thực phẩm.

Nguồn: http://www.webmd.com