Tài khoản

Bóc tách túi thai là gì? Bóc tách túi thai có nguy hiểm không?

Mẹ Bống 4 năm trước

Trong những lần khám thai đầu tiên, đã bao giờ bác sĩ chẩn đoán “bóc tách túi thai 5%, 10%, 20%,...” chưa? 

Xem nhanh

  • Bóc tách túi thai là gì? 
  • Nguyên nhân xảy ra hiện tượng bóc tách túi thai
  • Dấu hiệu nhận biết tình trạng bóc tách túi thai
  • Có khi nào kết quả chẩn đoán mức độ bóc tách túi thai bị nhầm không?
  • Bóc tách túi thai có nguy hiểm không?

Xem thêm

Bóc tách túi thai là một trong những chẩn đoán cho thấy em bé của bạn đang gặp nguy hiểm và sức khoẻ của bạn đang gặp nguy hiểm. 

Cụ thể bóc tách túi thai là gì và tình trạng này nguy hiểm đến mức nào, mời mẹ cùng tìm hiểu nhé. 

1Bóc tách túi thai là gì? 

Bóc tách túi thai là hiện tượng xuất hiện máu tụ xung quanh túi thai, xảy ra khi nhau thai bị bong ra khỏi niêm mạc tử cung thay vì bám chặt vào thành tử cung làm tổ như bình thường. 

Nhau thai bong ra khỏi niêm mạc tử cung làm giảm lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi (Ảnh: Internet)

2Nguyên nhân xảy ra hiện tượng bóc tách túi thai

Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóc tách túi thai vì chúng ta không thể hiểu rõ điều gì đang diễn ra bên trong tử cung. 

Các chuyên gia tin rằng một số nguyên nhân dưới đây có thể dẫn đến hiện tượng này:

  • Có tiền sử nhau bong non, bóc tách túi thai trong những lần mang thai trước. 

  • Mẹ bầu rối loạn đông máu, cao huyết áp. 

  • Bất thường về nước ối.

  • Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. 

  • Tử cung bất thường như u xơ, u nang buồng trứng, có sẹo tử cung do sinh mổ, từng làm phẫu thuật tử cung, nạo phá thai,...

3Dấu hiệu nhận biết tình trạng bóc tách túi thai

Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy có thể xảy ra hiện tượng bóc tách túi thai. 

Ngoài ra, đau bụng dưới, đau lưng với cảm giác đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn đều là những dấu hiệu đáng chú ý. 

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu, đau bụng bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được siêu âm và kiểm tra kỹ lưỡng sự phát triển của em bé. 

Thông qua siêu âm, các bác sĩ có thể kết luận chính xác hơn thai nhi có nguy cơ bị bóc tách túi thai hay không và mức độ nguy hiểm là bao nhiêu. 

Chảy máu âm đạo, đau bụng bất thường là những dấu hiệu bóc tách túi thai rõ ràng nhất (Ảnh: Internet)

4Có khi nào kết quả chẩn đoán mức độ bóc tách túi thai bị nhầm không?

Có chứ. Trong những tuần đầu tiên (khoảng tuần 5 - 10), lúc này túi thai còn quá nhỏ nên việc phán đoán chính xác tình trạng bóc tách túi thai bằng phương pháp siêu âm là khá khó khăn. Từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, kết quả kiểm tra bóc tách túi thai thường sẽ rất chính xác. 

5Bóc tách túi thai có nguy hiểm không?

Khi túi thai bóc tách, việc kiểm tra kỹ lưỡng kích thước vùng bị bóc tách rất quan trọng. Vùng bóc tách càng lớn, mức độ nguy hiểm tính mạng của thai nhi càng cao. 

Em bé nhận oxy, máu và chất dinh dưỡng truyền từ cơ thể mẹ chủ yếu thông qua mối liên kết giữa nhau thai và thành tử cung. Mất đi sợi dây quan trọng này, em bé sẽ không đảm bảo nhận được chất dinh dưỡng cơ thể cần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của em bé, tăng nguy cơ sảy thai.

Nếu túi thai bóc tách chỉ 5 - 10%, nếu mẹ điều trị tốt, khả năng giữ được thai là rất lớn. Khi túi thai bóc tách khoảng 30%, nguy cơ sảy thai có thể lên tới 50%. Nhưng nếu tỉ lệ bóc tách lên tới 50%, nguy cơ sảy thai lên tới 90%, rất khó giữ được thai. 

Do đó, mẹ bầu cần theo dõi kỹ lưỡng những dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám kịp thời để phát hiện sớm những nguy cơ xảy ra với thai nhi, trong đó có hiện tượng bóc tách túi thai. 

Bóc tách túi thai có thể gây sảy thai, do đó, hãy nhanh chóng tới bệnh viện nếu thấy những dấu hiệu bất thường (Ảnh: Internet)

6Tôi cần làm gì khi bóc tách túi thai?

Hãy tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia để biết bạn cần phải làm gì. Tuỳ theo mức độ bóc tách túi thai, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần thực hiện khi bị bóc tách túi thai: 

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt nên ăn các thực phẩm dễ tiêu và loãng như cháo, súp để tránh hiện tượng táo bón. 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên để bản thân buồn bã, áp lực, stress quá mức không tốt cho em bé. 

  • Không nên làm việc quá nhiều. Không bưng bê vật nặng hoặc với lên cao. 

  • Kiêng quan hệ tình dục.

  • Tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của em bé. 

Bóc tách túi thai không phải là sảy thai, đó chỉ là dấu hiệu cho thấy nguy cơ sảy thai, động thai. Mẹ bầu cần bình tĩnh và tuân thủ đúng theo các hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ. Mọi việc rồi sẽ ổn cả thôi.

Theo Bibabo.vn