Tài khoản

Các loại vacxin mẹ cần phải cho con tiêm

Minh Ngọc 5 năm trước 12 bình luận

Vấn nạn anti vacxin lại đang nổi lên rầm rộ các mẹ à nhưng theo mình thì cần phải tiêm đầy đủ cho con. Vì mình biết nhờ có vacxin thì cơ thể của con mới mới sản sinh ra các kháng thể và miễn nhiễm được với các loại bệnh. Đặc biệt, có những mũi vacxin mà mẹ bắt buộc phải cho con tiêm đầy đủ.

1. Vacxin viêm gan B
Sau khi con sinh được 1 ngày, mũi tiêm đầu tiêm là vacxin viêm gan B. Đây là mũi tiêm phòng mà khi đăng ký thủ tục sinh các mẹ không được quên. Loại vắc xin này sẽ giúp cơ thể con chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể. Đến khi con được 1,2 tháng tuổi thì mình có cho con tiêm nhắc lại một liều tương tự. Mình đang chờ đến khi con được 16 tháng thì cho con đi tiêm lần cuối mũi vacxin này. Sau khi tiêm, con có thể bị đau ở vết tiêm hoặc sốt nhẹ. Vì thế các mẹ nên kiểm tra nhiệt độ của con thường xuyên nhé. Như con mình cũng sốt rồi quấy khóc nhưng 2,3 hôm sau là khỏi rồi. Nếu có những biểu hiện bất thường khác, các mẹ nên đưa con tới bệnh viện sớm.
2. Vacxin DTaP
Vacxin thứ hai mà mình đăng ký tiêm cho con là DTaP. Đây là vacxin phòng chống bệnh bạch hầu do một loại vi khuẩn gây nên, khiến cổ họng con biến thành màu xám, đen. Bệnh uốn ván có thể gây co thắt cơ bắp mạnh, khiến xương của con có thể bị phá vỡ. Còn ho gà là một căn bệnh rất dễ lây lan và không thể kiểm soát được cơn ho. Tiêm phòng DTaP sẽ giúp con chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm này.
Con cần được tiêm 5 liều ở các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Ngoài ra, các mẹ có thể cân nhắc cho con tiêm lại khi con 12 tuổi.
3. Vacxin MMR
Loại vacxin thứ 3 bắt buộc cần cho con tiêm là vacxin MMR. Loại này sẽ giúp bảo vệ con khỏi 3 loại virus: sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ); quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt, và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ). Vắc xin MMR cần được tiêm khi con được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi con được 4 đến 6 tuổi.


4. Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)
Haemophilus cúm B là loại vi khuẩn gây viêm màng não ở trẻ. Nếu viêm bao quanh não và tủy sống sẽ đặc biệt nguy hiểm cho con, đặc biệt là với các con dưới 5 tuổi. Do đó, mình chắc chắn cần cho con tiêm vacxin Hib, để bảo vệ con khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Thời điểm tiêm thích hợp nhất là khi con ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi. Tác dụng phụ thường thấy ở trẻ khi tiêm vacxin Hib là sốt, tấy đỏ hoặc sưng ở vết tiêm.
5. Vacxin IPV
Nếu con bị mắc bệnh bại liệt có thể gây tê liệt cơ thể, thậm chí tử vong rất nguy hiểm. Con được tiêm phòng vắc xin bại liệt, có thể loại trừ hoàn toàn virus gây bệnh khỏi cơ thể.Vì thế, các mẹ nên tiêm vacxin IPV cho con vào lúc 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và tiêm nhắc lại ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.
6. Vacxin PCV
Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp còn được gọi là PCV13. Loại vacxin này giúp bảo vệ cơ thể con khỏi 13 loại vi khuẩn như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu, và nếu để lâu sẽ khiến con bị tử vong... PCV13 cần được tiêm 4 mũi, khi trẻ được 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12 đến 15 tháng tuổi. Khi tiêm loại vắc xin này, con có thể gặp một vài tác dụng phụ như buồn ngủ, sưng tại vết tiêm, sốt nhẹ và khó chịu.
7. Vacxin ngừa bệnh cúm (flu)
Vắc xin phòng bệnh cúm thường được tiêm vào các mùa thu trong năm. Các mẹ được khuyến nghị, nên tiêm loại vắc xin này cho con ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi tiêm, con có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ. Nếu con bị dị ứng trứng, các mẹ không nên tiêm vacxin phòng cúm cho con vì con có thể sẽ dị ứng với vacxin này.
Các mẹ lưu ý sau khi tiêm cho con xong cần ngồi lại theo dõi từ 15 - 30 phút để xem có có bị tác dụng phụ nào không nhé. Ngoài ra, các mẹ nên chườm mát vào chỗ con vừa tiêm xong nhé và cho con uống nhiều nước lên vì lúc này con sẽ rất háo nước. Nếu con vẫn trong thời gian bú thì các mẹ nên cho con bú nhiều vào. Trong trường hợp con có hiện tượng sốt thì nên dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt hoặc dùng thuốc hạ sốt nhé. Nếu con có biểu hiện bất thường sau tiêm hoặc sốt quá cao, các mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để khám. 

Theo Bibabo.vn
Xem thêm