Tài khoản

Chích ngừa cho trẻ: Đừng để mũi kim tiêm trở thành nỗi ám ảnh!

Mẹ Thu Thảo 4 năm trước

Trong khoảng 2 năm đầu đời, em bé của bạn sẽ tiêm phòng khoảng 20 lần để bảo vệ bé khỏi những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm.

Gần đến kỳ tiêm phòng, mẹ lại thấp thỏm không yên. Chưa nói đến phản ứng của cơ thể trẻ sau khi được tiêm vacxin, ngay từ khi nhìn thấy mũi kim tiêm, nhiều bé đã bị ‘ám ảnh’, sợ hãi, quấy khóc và giãy giụa. 

Em bé nhà mình đây. Không được trộm vía như các bạn nên mỗi lần tiêm là một lần bé khóc, mẹ lo. Mình nghĩ là bé đã bắt đầu có dấu hiệu trốn tránh và sợ hãi mũi kiêm tiêm rồi. Đợt tiêm mũi thứ ba bé thấy bác sĩ với mấy cô y tá mặc áo trắng là bám chặt lấy mẹ. Lúc vào phòng tiêm là khóc là gào làm mẹ xấu hổ quá cơ các mẹ ạ. 

Có một mẹ khác cũng đưa bé đi tiêm cùng với nhà mình. Bé đó ngoan lắm, nhìn mũi tiêm không hề sợ sệt gì mà còn quay ra cười với mẹ nữa. Mình lân la hỏi chuyện nhờ mẹ đó chia sẻ kinh nghiệm cho mới biết, hóa ra có nhiều cách hay giúp bé không sợ mũi tiêm, không bị ám ảnh khi chích ngừa rất hay và hiệu quả. 

Có một số mẹo rất hay giúp bé không sợ hãi lúc tiêm phòng (Ảnh: Internet)

Điều quan trọng nhất là giữ cho bé được bình tĩnh, tạo cho bé cảm giác yên tâm và không lo lắng, sợ hãi khi tiêm phòng. Thậm chí là áp dụng các mẹo đánh trống lảng để bé không dồn sự chú ý vào kim tiêm, bé sẽ bớt sợ hãi. Cụ thể như thế nào? 

  • Ba mẹ cần giữ bình tĩnh, hoặc ít nhất là không để bé cảm thấy ba mẹ đang lo sợ bé khóc. Nhiều khi ba mẹ thấp thỏm không yên là con thế nào cũng khóc khi tiêm. Nhà em gặp đúng trường hợp này nè. 

  • Đánh trống lảng sự chú ý của con vào những trò chơi của ba mẹ, những bài hát, những câu chuyện vui nhộn. Bé sẽ bị phân tán sự chú ý, và không cảm thấy bị áp lực hay lo lắng nữa. 

  • Nếu bé có thói quen ngậm núm vú giả, nên cho bé ngậm vì núm vú giả khiến bé thoải mái, phân tán sự tập trung ra khỏi mũi tiêm và giúp bé được vỗ về, tự trấn an tốt hơn. 

  • Nước đường được pha từ đường trắng và nước đun sôi để nguội có tác dụng rất tốt mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Hãy thử pha nước đường tại nhà và mang đi khi cho trẻ tiêm phòng, cho bé uống trước khi tiêm vài phút để nước đường phát huy hiệu quả. Nếu mẹ cho bé dùng núm vú giả, chấm đầu núm vú vào nước đường và cho trẻ mút nha. 

Mình đã kết hợp cả bốn cách này cho bé nhà mình. Không mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả khá tích cực. Trong lúc ngồi chờ đến lượt tiêm phòng, mình cố gắng chơi với bé thật nhiều để phân tán sự chú ý của các bác các cô áo trắng. Lúc đầu bé vẫn sợ, nhưng nhập cuộc chơi rồi thì mọi chuyện đơn giản hơn, chơi quên trời đất luôn chứ không nói gì các bác các cô áo trắng. 

Trước khi bước vào phòng tiêm mình cho bé uống nước đường. Khi vào phòng tiêm là cho ngậm núm ti giả luôn, đồng thời mẹ cố gắng phân tán sự chú ý của bé khỏi mũi tiêm. Bé có vẻ vẫn hơi sợ nhưng so với lần tiêm trước đó đã đỡ hơn rất nhiều rùi. Khá hiệu quả đấy các mẹ tham khảo nhé. 

Theo Bibabo.vn