Tài khoản

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, cần phòng tránh ngay

Huyền Linh 4 năm trước

Sốt xuất huyết hiện chưa có vacxin hay thuốc chữa triệt để, nếu không phòng tránh và xử lý đúng cách sẽ nguy hiểm. 

Xem nhanh

  • Sốt xuất huyết là gì? 
  • Triệu chứng mắc sốt xuất huyết
  • Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết
  • Phòng tránh sốt xuất huyết

Mấy ngày nay nghe tin dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trên cả nước, đặc biệt mùa mưa lại đến rồi mà lo lắng quá các mom ơi. Không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng rất dễ bị. Nhà mình ở Hà Nội, 30/30 quận huyện đã có người mắc sốt xuất huyết, trong đó có đến 2.500 người mắc phải @@ Khủng khiếp phết. Mặc dù các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp như phun thuốc diệt muỗi, vệ sinh môi trường,... cơ mà chị em mình vẫn cần tự chủ động phòng tránh sốt xuất huyết cho gia đình thôi các mom ơi. Cùng mình tìm hiểu một chút về sốt xuất huyết các mom nhé.

1Sốt xuất huyết là gì? 

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây theo đường máu. Trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti (hay quê mình hay gọi là muỗi vằn vì trên thân nó có rất nhiều vằn đen trắng xung quanh người, thường sống trong nhà, gần người như tủ quần áo, chăn màn, hay đẻ trứng ở những nơi có nước đọng như nước đọng ở chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải, chum vại chứa nước,... 

Sốt xuất huyết là bệnh lây qua máu do muỗi vằn truyền nhiễm (Ảnh: Internet)

2Triệu chứng mắc sốt xuất huyết

Nếu trong nhà có thành viên nào, đặc biệt là em bé mà có những triệu chứng như sau thì các mẹ cảnh giác nhé, vì có thể thành viên đó đã bị mắc sốt xuất huyết rồi. 

Theo BS. CKI. Trần Quốc Long, đăng tải trên trang Sức khỏe Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ diễn tiến theo 3 giai đoạn: 

  • Giai đoạn sốt (ngày 1 - 2 của bệnh): Sốt cao đột ngột, liên tục, trẻ nhỏ còn cảm thấy bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, đau nhức các khớp, cơ, xuất hiện chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

  • Giai đọan nguy hiểm (ngày 3 - 7 của bệnh): Người mắc vẫn sốt mặc dù có giảm nhiệt, xuất hiện tình trạng thoát huyết tương, xuất huyết dưới da, đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng, khi đó cần cấp cứu nhanh chóng. 

  • Giai đoạn phục hồi (khoảng ngày thứ 8 - 10): Người mắc hết sốt, tình trạng cơ thể khá hơn rất nhiều, thèm ăn uống trở lại, đi tiểu nhiều hơn. 

Giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi với những biểu hiện như trên thì chị em mình chỉ đọc để biết. Quan trọng nhất là nắm được những biểu hiện của "Giai đoạn sốt" các mom ạ, sốt phát là đưa đi khám luôn. À đặc biệt với chứng sốt xuất huyết là không được dùng Aspirin, các mom nhớ nhé. 

Các triệu chứng sốt xuất huyết khá điển hình và dễ phát hiện, mẹ nắm chắc nha. (Ảnh: Internet)

3Nguyên nhân gây ra sốt xuất huyết

Như có nói trước đó, nguyên nhân chính dẫn đến sốt xuất huyết là do muỗi vằn Aedes Aegypti. Loại muỗi này sẽ đốt người bị bệnh, sau đó tiếp tục đi đốt người bình thường làm lây nhiễm virus sốt xuất huyết vì bệnh này lây truyền qua đường máu. Mọi mùa trong năm đều có nguy cơ gặp phải muỗi vằn và có thể mắc sốt xuất huyết, có điều trong giai đoạn mùa mưa, mùa hè sang mùa thu là thời điểm mưa nhiều hơn thì muỗi vằn phát triển tốt hơn, cũng dễ lây lan sốt xuất huyết và bụng phát thành dịch hơn. 

4Phòng tránh sốt xuất huyết

Nguyên nhân chính dẫn đến lây lan sốt xuất huyết là do muỗi vằn nên các biện pháp phòng tránh chủ yếu tập trung vào việc giúp gia đình tránh xa khỏi muỗi vằn hoặc hạn chế muỗi vằn phát triển. 

Biện pháp bảo vệ gia đình khỏi muỗi vằn: 

  • Cho trẻ mặc quần áo dài tay, đặc biệt vào sáng sớm và đêm tối vì đây là thời điểm muỗi vằn đốt nhiều. 

  • Thả màn, mùng, kéo rèm đi ngủ kể cả ban ngày và buổi tối. 

  • Sử dụng bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi thoa trên da an toàn cho cả bé, vợt điện diệt muỗi,... Nhanh hương chống muỗi cũng là một biện pháp nhưng cá nhân mình không thấy an toàn với phương pháp này, khói hương có thể khiến bé khó chịu nên thôi mình bỏ qua. 

Những biện pháp trên mặc dù chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, không bảo vệ triệt để cả gia đình nhưng đó là biện pháp tốt hiện tại. 

Ngoài ra, chị em mình có thể áp dụng thêm các biện pháp hạn chế sự phát triển của muỗi vằn: 

  • Thả cá cờ - cá cờ tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng (mà đến một thời gian phát triển sẽ trở thành muỗi vằn) vào các dụng cụ chứa nước lớn như chum, vại, bể,...

  • Các dụng cụ chứa nước nhỏ cũng cần làm sạch thường xuyên. 

  • Úp hết tất cả các vật dụng, phế liệu, mảnh vỡ chai/lọ, ống bơ, quả dừa,... nói chung là những vật nhỏ có thể chứa nước => Để muỗi vằn không có cơ hội sinh sôi nảy nở. 

  • Bỏ muối hoặc dầu vào các bát nước kê chạn, tủ,... Nhà cắm bình hoa, bình chứa nước cũng nên thay thường xuyên. 

Đây đều là các biện pháp gia đình mình có thể chủ động áp dụng để phòng tránh sốt xuất huyết, tránh lây lan. Phường, xã cũng sẽ có các chiến dịch phun thuốc diệt muỗi nữa sẽ có hiệu quả trên diện rộng hơn nhưng mỗi lần phun diệt muỗi là nhà mình phải chạy không hà, chẳng thích mùi đó gì cả @@ Nhà có bà bầu, trẻ nhỏ là những đối tượng quan trọng cần được bảo vệ khỏi sốt xuất huyết, mẹ bầu bị sốt xuất huyết cũng nguy hiểm lắm nên các mẹ tỉnh táo nha. 

Theo Bibabo.vn