Tài khoản

Giải pháp đối phó với tình trạng chán ăn sau sinh, mẹ áp dụng ngay kẻo con thiếu sữa

Mai Chi 4 năm trước

Tình trạng chán ăn sau sinh có thể xem là một "di chứng" phổ biến sau quá trình sinh nở của người mẹ. Trải qua quá trình vượt cạn khiến cơ thể mất nhiều năng lượng khiến chị em mất dần cảm giác thèm ăn. Vì thế, để đối phó và lấy lại vị giác, ăn uống ngon miệng thì các mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định sau.

Biếng ăn, chán ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản. Ngoài ra, một hệ lụy của tình trạng chán ăn sau sinh chính là người mẹ không đảm bảo đủ lượng sữa cho con bú và ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu sau này.

Nguyên nhân của tình trạng chán ăn sau sinh

Những mẹ bỉm sữa có cảm giác chán ăn sau sinh thường là do nhiều nguyên nhân tác động đến vị giác. Cụ thể là:

Do sau sinh người mẹ bị suy nhược cơ thể và tinh thần

Mặc dù mẹ sẽ được gặp “niềm vui lớn” là em bé sau quá trình sinh nở khó khăn. Nhưng thực sự những mệt mỏi sau sinh là không thể chối cãi, quá trình chăm sóc em bé muôn vàn khó khăn với những mẹ lần đầu lên chức kéo dài sẽ dẫn đến hội chứng chán ăn sau sinh.

chán ăn sau sinh ảnh hưởng đến việc chăm sóc conhttps://www.conlatatca.vn/wp-content/uploads/2019/07/giai-phap-doi-pho-voi-tinh-trang-chan-an-sau-sinh-me-ap-dung-ngay-keo-con-thieu-sua1-379x246.jpg 379w" sizes="(max-width: 745px) 100vw, 745px" class="fr-draggable">

Chứng chán ăn sau sinh là khởi đầu của hàng loại bệnh hậu sản

Trầm cảm sau sinh

Phần lớn những chị em bị trầm cảm sau sinh, dù là ở mức nhẹ hay nặng đều có tâm lý chán nản và biếng ăn. Đặc biệt là đối với những người mẹ sinh khó, sinh mổ phải mất nhiều thời gian để hồi phục  sẽ đối mặt với rối loạn tâm lý tác động đến việc ăn uống sau khi sinh. Khi mẹ bầu bị mất máu sau sinh cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ suy nhược và thay đổi hormone mà ảnh hưởng đến chuyện ăn uống.

Nhìn chung chán ăn sau sinh là triệu chứng thường xảy ra do những tác động về mặt tâm lý. Với phụ nữ sau sinh là những đối tượng có tâm lý khá bất ổn, họ cần có thời gian để lấy lại nhịp sinh hoạt thường ngày. Sự giúp đỡ từ phía gia đình phần nào cũng sẽ giúp các chị em nhanh chóng lấy lại tâm lý ổn định và tập trung hơn cho việc hồi phục sức khỏe, chăm sóc con.

Tuyệt đối không được chủ quan khi tình trạng chán ăn kéo dài, đây là nguyên nhân chính khiến cho các bà mẹ suy nhược cơ thể, dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng. Hậu sản mòn là bệnh lý nghiêm trọng nhất nếu cơ thể mẹ không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, hàng loạt hệ lụy sẽ xảy ra như mất sữa, tắc tia sữa, trầm cảm…. sau đó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe chị em.

Cách giúp mẹ ăn ngon, ngủ khỏe, chống trầm cảm

Sự hỗ trợ từ phía bác sĩ và người thân trong gia đình sẽ giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Mẹ nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát và tâm lý để tự chủ được việc ăn uống cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân. Bên cạnh đó, đừng ngại nhờ chồng hoặc bố mẹ phụ giúp chăm con hoặc đem đến những món ăn ngon để kích thích vị giác của bạn.

Bạn đừng quên uống nước, mỗi ngày hơn 2 lít nước sẽ kích thích sự thèm ăn tự nhiên của cơ thể. Cần cố gắng ăn thêm những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và giàu DHA. Bổ sung thêm hoa quả và rau xanh để tăng cường vitamin, giúp cơ thể mẹ chuyển hóa nhanh chóng. Đặc biệt là vitamin A rất tốt cho tinh thần của mẹ và đối mắt trẻ như rau, bông cải xanh, bồ ngót, đu đủ, cam, xoài…

Thường xuyên vận động nhẹ và xoa bóp tay, chân mỗi ngày 30 phút sẽ giúp khí huyết của chị em lưu thông. Cùng con phơi nắng sớm để dự phòng thiếu vitamin D, giúp mẹ hấp thụ tốt canxi.

Ngoài các bữa ăn chính, hãy chuẩn bị thêm các món ăn nhẹ phòng khi mẹ buồn miệng như mè đen, mận, lạc, quả óc chó,… đây đều là những thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh mà mẹ nên bổ sung.

Để tránh cảm giác chán ăn sau sinh thì mẹ nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, thêm nghệ tươi và gừng vào bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá và phòng tránh đầy bụng cho mẹ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bổ sau sinh nếu mẹ cảm thấy mình ăn ít không đảm bảo đủ dưỡng chất cho nguồn sữa.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn