Tài khoản

Hệ tiêu hóa của trẻ sinh non khác gì so với những đứa trẻ bình thường?

Thảo Phương 4 năm trước

Những đứa trẻ chào đời dưới 37 tuần tuổi thì được nhận định là trẻ sinh non. Trẻ sinh non thường phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những đứa trẻ sinh đúng ngày. Trong đó, hệ tiêu hóa của trẻ sinh non sẽ có nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé!

Trẻ sinh non thường được chia ra làm 3 mức độ khác nhau gồm: trẻ sinh non (từ 32 đến 36 tuần tuổi), sinh rất non (từ 28 đến 31 tuần tuổi) và sinh cực non (từ 22 đến 27 tuần tuổi). Chính vì thế, nếu bé con nhà bạn thường xuyên mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa mà không biết nguyên nhân vì đâu thì rất có thể đó là trẻ sinh non.

Nguyên nhân khiến trẻ sinh non dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sinh non như do mẹ bị hở eo tử cung, tử cung dị dạng, nhau bong non, mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba, mẹ bị nhiễm trùng dẫn tới co thắt tử cung, mẹ bầu bị tiền sản giật, có tiền sử sinh non, mắc bệnh đái tháo đường, do điều kiện làm việc, nghề nghiệo đòi hỏi về thể lực và áp lực…

Những trẻ sinh non sẽ có hệ miễn dịch yếu hơn so với những đứa trẻ sinh ra đủ tháng. Ngoài ra, trẻ còn phải đối mặt với hàng loạt những nguy cơ như suy hô hấp, rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt, hạ đường huyết, hạ canxi máu, dễ bị vàng da… và trong đó các bệnh về đường tiêu hóa như chậm tiêu hóa, viêm ruột hoại tử… là rất phổ biến.

Rối loạn tiêu hóa gây chậm đi ngoài ở trẻ sinh non

Như đã nói thì những đứa trẻ sinh non sẽ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và xảy ra các triệu chứng như trẻ bị đầy bụng, nôn ói, lười bú, cân nặng của trẻ chậm tăng, trẻ khó đi ngoài hoặc đi ngoài ra phân lỏng… Thậm chí trẻ còn dễ mắc bệnh viêm ruột hoại tử nữa.

Viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính. Khi trẻ sinh non thì hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, dễ bị tổn thương nên chỉ cần một tác động nhỏ nào cũng dễ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tác động, gây rối loạn.

Riêng đối với trường hợp trẻ bị chậm đi tiêu, không thể đi ngoài được trong nhiều ngày liền, lâu lâu mới đi một lần và phân không bị khô. Điều này chứng tỏ trẻ mắc chứng chậm đi ngoài. Và triệu chứng này xảy ra thường do một số nguyên nhân sau đây:

  • Trong trường hợp trẻ được cho bú mẹ hoàn toàn thì có thể là do sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên không để lại nhiều bã như sữa bột. Chính vì thế, phải mất vài ngày thì phân mới tích tụ đủ để làm căng đoạn cuối ruột già gây phản xạ đại tiện.
  • Ngoài ra, trẻ chậm đi ngoài cũng có thể là do trẻ không được bú đủ sữa. Nếu thấy trẻ đi ngoài ít lại ngủ nhiều thì đó chính là dấu hiệu trẻ bị thiếu hụt năng lượng và có nguy cơ hạ đường huyết. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cũng như uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và giảm thiểu các căng thẳng thần kinh để cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn cho trẻ.

Cách xử lý tình trạng trẻ sinh non chậm đi tiêu

  • Thông thường để khắc phục hiện tượng đi tiêu chậm ở trẻ, mẹ chỉ cần cho trẻ bú no và massage bụng quanh rốn cho trẻ mỗi ngày.
  • Có thể cầm chân trẻ theo tư thế đạp xe đạp để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Nếu phát hiện trẻ đi tiêu chậm và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường, có thể là dấu hiệu của các bệnh như suy giáp trạng bẩm sinh, phình đại tràng bẩm sinh hoặc hẹp hậu môn… Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và xử trí kịp thời trước khi gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

conlatatca

Theo Bibabo.vn