Tài khoản

user_avatar
Mẹ Vui Vẻ   

Tham gia từ tháng 12/2017 .

02/2019

Hiểu về tiêm ngừa cho bé

Chích ngừa đúng và đủ là một trong những cách khá hiệu quả để ngừa một số bệnh nhiễm trùng, ngoài một số biện pháp tương đối đơn giản và hiệu quả khác như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước sát khuẩn nhanh và che miệng khi ho hay hắt hơi. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn thường hay thắc mắc nhiều vấn đề về chích ngừa (thậm chí lo lắng đến mức không muốn cho con đi chích ngừa), đặc biệt là về lịch chích ngừa và một số chống chỉ định chưa đúng về chích ngừa. Bài viết này nhằm cung cấp một số thông tin minh bạch về chích ngừa để các phụ huynh tham khảo và hiểu rõ hơn những nguyên tắc chung khi chích ngừa.

Ngay từ ngày đầu tiên sanh ra đời, bé đã có "cơ hội" tiếp xúc với rất nhiều kháng nguyên xâm nhập vào người. Kháng nguyên là những chất lạ xâm nhập vào cơ thể và có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại chúng. Người ta ước lượng trung bình mỗi ngày bé sẽ tiếp xúc khoảng 20-40 kháng nguyên xâm nhập vào người qua các "cửa ngõ" của cơ thể như mũi, miệng, mắt, da. Những kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bé nhiều nhất là những siêu vi, vi khuẩn, ngoài ra còn có các chất đạm trong sữa hay thức ăn. Tuy nhiên bé thường ít khi bị những bệnh nhiễm trùng nặng bởi vì chúng đã được bảo vệ bởi những kháng thể nhận từ mẹ trong giai đoạn bào thai. Thế nhưng có những bệnh nhiễm khuẩn mà mẹ có thể chưa có kháng thể chống lại (do chưa từng bị bệnh đó hay bị bệnh nhưng đã hết kháng thể), hay có kháng thể chống lại nhưng kháng thể đó không thể truyền sang cho bé trong giai đoạn bào thai, và một số bệnh nhiễm khuẩn đó lại có thể gây bệnh rất nặng cho bé. Vì vậy bé cần được chủng ngừa sớm ngay sau sinh. Ví dụ nếu bé bị nhiễm siêu vi viêm gan B từ sơ sinh (nhiều nhất là từ mẹ lây trong lúc sanh) thì 90% trẻ bị nhiễm sẽ mang siêu vi viêm gan B suốt đời (chỉ có khoảng 10% tự khỏi), và sau này một số người mang siêu vi B sẽ có thể bị xơ gan hay ung thư gan. Vì vậy bé sơ sinh nên được chích ngừa viêm gan B từ rất sớm sau sanh.

Nhiều người lo sợ rằng bé còn nhỏ quá và chích ngừa sớm quá thì bé không chịu nổi. Tuy nhiên, như đã nếu ở trên, cho dù bé có chích ngừa hay không, bé vẫn tiếp xúc với vài chục kháng nguyên mỗi ngày, và hệ miễn dịch của bé đủ sức đáp ứng để tạo kháng thể đối với sự xâm nhập của khoảng 10000 kháng nguyên cùng lúc ngay từ lúc mới ra đời. Thông thường, nếu bé cân nặng từ 2500 gr trở lên thì bé có thể chích ngừa được (ít nhất là chích ngừa viêm gan B ngay lúc sanh). Nếu như bé sơ sinh nhẹ hơn 2500 gr nhưng bé cần phải chích ngừa viêm gan B ngay (trong trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan