Tài khoản

Hướng dẫn cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng nhanh gọn

Le Thu 4 năm trước

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu ớt nên rất dễ mắc bệnh và gây ra tình trạng có đờm trong cổ họng hoặc mũi. Tuy nhiên, khi đờm trong mũi thì còn có thể lấy ra dễ dàng nhưng nếu trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng thì việc loại bỏ nó sẽ khá phức tạp. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin các mẹ nhé!

Đờm là gì và vì sao trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng?

Đờm là lượng chất nhầy luôn tích tụ trong khoang mũi hoặc vùng cổ họng của con người. Với lượng vừa phải thì đờm có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn cũng như vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh. Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi, dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, trẻ bị viêm đường hô hấp hay dị ứng mũi thì sẽ khiến đờm xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh không bị bệnh cảm thì một nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng là do đường thở nhỏ trong khoang mũi của trẻ không đủ đáp ứng nhu cầu của việc loại bỏ lượng chất nhờn trong cổ họng. Và để khai thông đường thở thì trẻ phải hắt xì hơi, một phần bị tống ra ngoài còn một phần thì vào trong đường tiêu hóa và vướng lại trong cổ họng.

Trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Những trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng sẽ có dấu hiệu trẻ bị sổ mũi và ho rất nhiều. Bởi vì ho là cơ chế tự nhiên trong cơ thể giúp trục xuất đờm ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, đờm trong cổ họng còn khiến trẻ bị khò khè, chán ăn, khó ngủ hay quấy khóc, thậm chí là khiến trẻ khó thở vì đờm quá nhiều không thể khiến trẻ hô hấp bình thường. Do đó, mẹ cần biết cách xử trí giúp làm tiêu đờm cho trẻ để giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe, ăn ngon, ngủ yên.

Hướng dẫn cách tiêu đờm trong cổ họng của trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số cách mà các chuyên gia gợi ý là có thể dùng để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng hiệu quả:

Vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh vừa ngủ dậy, bố hoặc mẹ có thể thực hiện thao tác vỗ rung long đờm cho trẻ. Cách thực hiện như sau: cho trẻ nằm nghiêng, hơi cúi đầu về phía trước hoặc có thể bế vác trẻ trên vai rồi vỗ nhẹ nhàng. Khi vỗ thì bàn tay khum lại và tiến hành vỗ tay nhẹ nhàng từng nhịp, tránh dùng lực mạnh khiến trẻ bị đau. Thực hiện khoảng 10 – 15 phút để trẻ ho và nôn đờm ra ngoài.

Làm ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ

Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ cũng sẽ giúp cho chất nhầy trong cổ họng của trẻ lỏng đi và giúp trẻ dễ thở hơn trong lúc ngủ. Đồng thời, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ, tạo điều kiện cho bé ho ra toàn bộ đờm và chất nhầy.

Dùng các cách dân gian để tiêu đờm

Chưng lá hẹ, quất, đường phèn

Mẹ có thể kết hợp lá hẹ, quất, đường phèn chưng thành hỗn hợp cho trẻ sơ sinh uống sau 6 tháng tuổi khi đờm xuất hiện dày đặc trong cổ. Cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày, lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.

Rau diếp cá đun nước vo gạo

Dùng khoảng 10 lá diếp cá tươi giã nhuyễn cùng 1 chén con nước vo gạo đem đun lên bếp. Sau đó, để nguội lọc lấy nước cho trẻ uống 2 – 3 lần/ngày và uống liên tiếp trong vòng 3 ngày. Lưu ý, cách trị đờm này chỉ dành cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên thôi mẹ nhé!

Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực

Sử dụng một nắm lá hẹ, 10 – 20 gr hạt chanh, 15gr hoa đu đủ đực đã rửa sạch, sau đó giã nát. Trộn đường phèn rồi hấp cách thủy khoảng 30 phút. Cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

Quất xanh và mật ong

Chuẩn bị khoảng 2 – 3 quả quất xanh, 1 muỗng mật ong. Quất rửa sạch, cắt ngang quả và giữ nguyên hạt vì hạt quất rất quan trọng, nó là nhân tốt chính giúp tiêu đờm, giữ ấm thanh quản cho trẻ. Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy khoảng 30 phút, để nguội rồi cho trẻ uống mỗi lần 1 muỗng, ngày uống 4 – 5 lần.

Nguồn: colatatca.vn

Theo Bibabo.vn