Tài khoản

KINH NGHIỆM TRỮ SỮA NON TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ

an an 5 năm trước

Làm mẹ chắc chắn mẹ nào cũng biết việc các mẹ khác cho sữa non là việc hiếm khi xảy ra. Thế nên biết cách trữ sữa non đúng cách, an toàn là điều các mẹ nên chú ý.

Bên cạnh đó, trong quá trình theo dõi thai, bác sĩ nói sẽ cố gắng để mình sinh thường, nhưng mình vẫn đề phòng trường hợp sinh mổ phải cách ly con 6h sau sinh. Mình tưởng tượng ra cảnh lục đục pha sữa công thức cho con. Việc vắt sữa để trữ sữa non cũng góp phần làm cho đầu vú được thông tia sữa trước, chuẩn bị tâm lý tốt hơn và tự tin hơn khi sinh.

Sữa non có vai trò quan trọng cho các bé khi mới trào đời

Thời điểm đó xung quanh mình chưa có ai biết đến phương pháp vắt trữ sữa non trước sinh này. Ai thấy mình làm cũng ngạc nhiên và nói "sẽ bị sảy thai đấy, sẽ bị sinh non đấy, từ xưa các cụ còn cấm chạm vào bầu vú nữa là mát xa để vắt sữa non". Nhưng sau khi mình giải thích và dẫn chứng cụ thể khoa học thì mọi người đều bất ngờ, cũng rất tin vào tiến bộ của khoa học sữa mẹ.

Thường thì khi tắm hoặc chăm sóc bầu vú các mẹ có thể thấy sữa non từ tuần 32 đến 34 của thai kỳ. Tuy nhiên, việc thu hoạch sữa có thể thật sự bắt đầu từ tuần thứ 36, khi sữa non có thể nhỏ giọt dễ dàng hơn. Công việc này cũng không hề đơn giản. Theo kinh nghiệm của mình cũng như quan sát nhiều trường hợp nhiều người chưa trang bị đủ kiến thức cũng có thể gặp phải những tình huống nguy hiểm. Vì thế, để tránh điều bất lợi xảy ra các mẹ nên:

Cách vắt sữa non cho đúng và an toàn

<!--[if !vml]--> 

Kinh nghiệm trữ sữa non trong giai đoạn thai kỳ

 

Tuyệt đối không được dùng bất cứ máy hút sữa nào để hút sữa non trước khi sinh, mà chỉ được vắt nhẹ nhàng bằng tay. Cách vắt tay dễ học và dễ thuần thục sau một vài lần thực hành. Và kỹ năng này rất có ích về sau này trong quá trình nuôi con sữa mẹ lâu dài. Sữa non ở giai đoạn này được”thu hoạch từng giọt” như sau:

Vắt tay chỉ 3 đến 5 phút/ lần x3 – 5 lần/ ngày;

Dùng ống tiêm tiệt trùng (5ml – không kim) để thu từng giọt sữa non;

Giữ túi nylon tiệt trùng gốc ban đầu, để cho ống tiêm có sữa vào, ghi ngày, dán lại trước khi trữ lạnh (dán tạm, nếu chưa đầy);

Thu tiếp sữa non vào ống tiêm cho đến khi đầy 1 ống 5 ml (không quá 3 ngày)

1 ống tiêm đầy (hoặc sau 3 ngày)  thì niêm kín túi nylon và chuyển sang trữ đông trong 1 hộp kín (ví dụ Lock & Lock).

Vì sữa non khá đặc và dẻo nên chảy chậm và không ra thành tia như sữa già, nên nếu mỗi lần vắt mẹ thu được 0.5ml – 1ml, mẹ có thể thu được 2.5ml – 5ml/ ngày là kết quả rất tốt rồi.

Lượng sữa non thu được này có vẻ không nhiều, tuy nhiên nếu các mẹ biết thì dung tích dạ dày của bé sơ sinh trong ngày đầu chỉ  5 – 7ml, có nghĩa bé cũng chỉ cần bú  5 – 7ml/cữ, các mẹ sẽ hiểu vì sao một lượng sữa nhỏ thu hoạch trong vài tuần cũng vừa đủ trữ sữa cho con trong ngày đầu nếu cần.

Cách tự vắt sữa bằng tay

<!--[if !vml]--> 

Cách tự vắt sữa bằng tay an toàn

 

Rửa tay sạch bằng xà phòng;

Chườm bầu vú bằng khăn ấm (hoặc vắt sau khi tắm vòi sen ấm);

Massage bầu vú;

Động tác vắt gồm 3 bước: đặt – ấn – vắt

Đặt ngón tay cái phía trên quầng vú và ngón tay trỏ dưới quầng vú, cách chân ti khoảng 3cm – 4cm (đầu ngón tay cái, đầu ti và đầu ngón trỏ thẳng hàng);

Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da, ấn ngược vào thành ngực;

Vắt: ép hai đầu ngón tay về phía đầu ti để vắt nhẹ nhàng;

Lặp lại động tác này nhịp nhàng theo 3 bước cho đến khi thấy những giọt sữa non tiết ra khỏi đầu ti;

Dùng ống tiêm hút “thu hoạch” từng giọt sữa non này.

Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng không phải ai cũng được vắt sữa non. Các mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.

 


Theo Bibabo.vn