Tài khoản

Khám sức khỏe sinh sản nữ gồm những gì?

Bảo Ngọc 4 năm trước

Sức khỏe sinh sản là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cặp vợ chồng trong đời sống hôn nhân gia đình, đặc biệt là ở nữ giới. Vậy nên việc khám sức khỏe sinh sản quan trọng như thế nào và quy trình khám sức khỏe sinh sản nữ gồm những gì đang là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Vì sao phải khám sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe sinh sản là một việc rất cần thiết, nhằm giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh nguy hiểm, tránh được những hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này.

Việc khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân không chỉ đơn thuần là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của mình mà còn là thể hiện trách nhiệm đối với người chồng, người vợ của mình.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Khi thực hiện khám sức khỏe tổng thể, bạn sẽ phát hiện ra những bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và người bạn đời, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị sớm. Ví dụ một số bệnh như: viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh liên kết giới, bệnh tim, bệnh về đường sinh dục...

Khám sức khỏe sinh sản định kỳ (tổng quát) được ví như một cuộc “bảo trì” hàng năm dành cho cơ thể và cũng là sự đầu tư thông minh về mặt sức khỏe sinh sản cho tương lai vợ chồng và con em sau này.

Cũng theo đó, các chuyên gia khuyến cáo những người dưới 40 tuổi nên khám sức khỏe sinh sản định kỳ từ 1- 2 năm một lần. Trên 40 tuổi nên khám 6 tháng/1 lần. Đối với trường hợp có triệu chứng bất thường nào đó trên cơ thể thì cần đến bác sĩ khám ngay, chứ không phải chờ đến dịp khám định kỳ mới tái khám, nhằm kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhất.

Mục đích của việc khám sức khỏe sinh sản

  • Thông qua khám sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý có thể xảy ra.
  • Nếu trong trường hợp có bệnh, việc khám sức khỏe sinh sản sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp chữa bệnh kịp thời, hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
  • Tạo điều kiện để bác sĩ nắm được đặc thù sức khỏe sinh sản của từng người, từ đó có thể theo dõi dễ dàng những biến đổi trước và sau khi kết hôn của từng bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe sinh sản còn tiềm ẩn.
  • Giúp bạn bảo vệ chức năng tình dục và khả năng sinh sản một cách toàn diện nhất, đặc biệt là ở nữ giới.
  • Qua việc khám sức khỏe sinh sản định kỳ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sức khỏe sinh sản của bản thân, và từ đó có sự điều chỉnh phù hợp về chế độ ăn uống, lối sống, phương pháp làm việc hợp lý, nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

Khám sức khỏe sinh sản nữ giới gồm những gì?

Đối với nữ giới, khi thăm khám sức khỏe sinh sản thường gồm những bước sau:

Bước 1: Khám phụ khoa lâm sàng

Bước khám phụ khoa lâm sàng là bước đầu tiên và cũng là bước khá quan trọng, nhằm giúp bác sĩ nắm bắt về tình trạng sức khỏe hiện tại của chị em thông qua việc trao đổi kết hợp với thăm khám bằng tay để kiểm tra tử cung âm đạo.

Bước 2: Khám cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết sau khi thăm khám lâm sàn trước đó, Cá xét nghiệm cụ thể là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo để kiểm tra các bệnh lý về phụ khoa, bệnh truyền nhiễm.

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Bước chhẩn đoán hình ảnh thông qua siêu âm (ổ bụng hoặc đầu dò) và chụp tử cung vòi trứng để chẩn đoán những bất thường ở cơ quan sinh sản có liên quan tới khả năng sinh sản của chị em.

Sau khi có những kết quả từ các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ đọc kết quả và tư vấn về tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của bạn. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp xử trí kịp thời.

Nguồn: Sưu tầm.

Theo Bibabo.vn