Tài khoản

Mách mẹ “vắt túi” sớm một vài biện pháp phòng tránh trẻ bị béo phì giúp con phát triển khỏe mạnh

Nguyễn Vân 4 năm trước

Số lượng trẻ bị béo phì hiện nay ngày một tăng cao, trong đó đa số trẻ bị béo phì mắc thêm các bệnh về tim mạch và xương khớp. Do đó việc tìm ra giải pháp phòng tránh sớm căn bệnh béo phì là vấn đề tất yếu mà các ông bố, bà mẹ cần quan tâm.

Ảnh hưởng nào khi trẻ bị béo phì?

Dù là trẻ em hay người lớn thì tình trạng béo phì đều có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, bệnh huyết áp, viêm khớp, thận và bệnh tiểu đường…. Trẻ béo phì thể suy dinh dưỡng, giảm sút về sức khỏe lâu dài và tuổi thọ. Nếu không được điều trị sớm, béo phì ở trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Trẻ thừa cân béo phì dễ sớm mắc các bệnh mạn tính không lây và kéo dài sau này như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu…

Với những trẻ béo phì thường sẽ dậy thì sớm hơn, cao hơn so với tuổi nhưng khi trưởng thành lại có xu hướng thấp hơn so với tuổi. Ngoài ra, tình trạng mỡ tích tụ nhiều ở vùng ngực, bụng, mông cũng làm cho trẻ hay mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, đau nhức các chi và sinh hoạt nặng nề.

Về tâm lý, nếu trẻ bước vào độ tuổi đi học sẽ rất dễ mặc cảm tự ti do bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ bị béo phì

Thực tế, béo phì có thể di truyền và cũng có thể phát sinh từ quá trình chăm sóc thiếu khoa học của bố mẹ từ giai đoạn trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Để phòng tránh tình trạng trẻ bị béo phì ngay từ khi bé mới lọt lòng, các chuyên gia đã đưa ra một số nhận định sau:

Chăm sóc dinh dưỡng

Đối tượng trẻ sơ sinh cần được chăm sóc ngay từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng khi sinh ra. Hoàn toàn nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 năm và ăn bổ sung hợp lý giúp trẻ tăng trưởng theo đúng biểu đồ phát triển.

Khi trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm thì bố mẹ nên có khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày như chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất. Nên cho trẻ ăn với thực đơn vừa đủ, mỗi ngày chỉ cho ăn theo lượng nhất định và bỏ ngay suy nghĩ bé ăn càng nhiều thì càng khỏe.

Ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ cần khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và không để trẻ tiếp xúc với nhiều thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng. Mỗi ngày không nên luyện tập cho bé thói quen ăn bánh kẹo, uống sữa đặc có đường, sữa béo, thay vào đó là các loại trái cây và sữa có hương vị trái cây, đậu nành…

Khi chế biến thức ăn cho con, gia đình cần hạn chế các món quay, xào, rán, mà nên làm các món hấp, luộc… Với những trẻ có dấu hiệu béo phì giai đoạn đầu, nên cho trẻ ăn nhiều rau, nhiều trái cây và cắt giảm tinh bột. Cũng cần cho trẻ chế độ ăn uống điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nên ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nên tập luyện thể thao cùng bé

Để trẻ nhận thức được rằng mình bé sẽ không khỏe thì bố mẹ nên xắn tay vào tập luyện thể thao cùng bé. Với những trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo, việc được tập luyện và chơi đùa cùng bố mẹ sẽ giúp ngăn chặn tình trạng béo phì ngay từ sớm.

Với những trẻ bị béo phì ở tuổi tiểu học, nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội… Nên giúp trẻ từ bỏ thói quen xem tivi, trò chơi chơi điện tử và tránh thức quá khuya. Bố mẹ cần liên tục theo dõi mức độ tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng của trẻ , chiều cao, nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì, để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt càng sớm càng tốt.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn