Tài khoản

Mẹ bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi?

Lê Phương Anh 4 năm trước 29 bình luận

Dù ít hay nhiều, việc mẹ bầu bị cảm cúm sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi

1. Cảm cúm là gì? 

Cảm cúm rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh. Nhưng thực chất hai loại cảm này không giống nhau, cách thức điều trị và khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi cũng không giống nhau nữa. Mẹ bầu cần phân biệt rõ hai loại cảm này để điều trị đúng cách.

Cảm cúm là do virus cúm gây ra, có nhiều nhóm như cúm A, cúm B, cúm C trong đó cúm A, B là phổ biến nhất.  

Về cơ bản, cảm cúm và cảm lạnh khác nhau ở 2 điểm chính: 

  • Sốt: Mẹ bị cảm lạnh thường không bị sốt hoặc sốt rất nhẹ. Mẹ bầu cảm cúm sẽ có biểu hiện sốt cao kéo dài lên tới 39 - 40 độ. 

  • Đau nhức người: Mẹ bầu bị cảm lạnh thông thường thường ít mệt mỏi, ít đau nhức người, cơ thể khỏe mạnh bình thường, chỉ có hơi khó chịu vì sổ mũi và ho. Trong khi mẹ bầu cảm lạnh có biểu hiện đau nhức và mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi nhiều. 

Còn các biểu hiện như sổ mũi, ho, hắt hơi là biểu hiện dễ gặp ở cả hai chứng bệnh này. Nếu nhắc đến ho, có thể là cảm cúm, nhưng cũng có thể mẹ gặp cảm lạnh, không đủ để xác định tình trạng bệnh lý và cách điều trị.

Mẹ bầu cần xác định mình bị cảm cúm hay cảm lạnh để được điều trị đúng cách

2. Ảnh hưởng của cảm cúm tới sức khỏe thai nhi

Mẹ bầu bị cảm cúm sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, nhất là cảm cúm trong 03 tháng đầu. 

  • Khi bị cúm, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe yếu có thể tác động xấu đến sức khỏe của con. 

  • Một số loại virus có thể đi theo nhau thai xâm nhập vào cơ thể con, gây ra một số dị tật thai nhi bẩm sinh như sứt môi, dị tật tim bẩm sinh,... 

  • Việc sốt cao và ho quá nhiều trong thời gian dài khi bị cảm cúm có thể khiến tử cung mẹ bị kích thích, gây ra những co bóp không mong muốn, từ đó tăng nguy cơ dọa sảy, sinh non,... 

Tuy nhiên, đây chỉ là những ảnh hưởng trong trường hợp xấu nhất. Nếu được điều trị nhanh và đúng cách, mình tin rằng sức khỏe của cả hai mẹ con sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Các mẹ đừng quá lo lắng nhé. 

3. Bà bầu bị cảm cúm điều trị như thế nào để không ảnh hưởng tới thai nhi?

Lời khuyên của mình là mẹ hãy tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bản thân bị cảm cúm để được kiểm tra, kê thuốc, tránh bệnh tình trở nặng gây nguy hiểm. Bác sĩ sẽ đưa ra những thuốc nên sử dụng, mình nghĩ có thể làm theo. Mẹ không nên lên mạng hỏi kinh nghiệm của cộng đồng hoặc tự ý sử dụng thuốc. Vì cơ thể mỗi người một khác. Mẹ A bị cảm lạnh nên dùng thuốc này được nhưng mình bị cảm cúm thì không thể dùng thuốc này mà cần được điều trị theo cách khác. Các mẹ thấy hợp lý không ạ?

4. Phòng ngừa cảm cúm trong thai kỳ

Để bảo vệ thai nhi khỏi những ảnh hưởng của cảm cúm, chị em bầu bí nên có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu. 

  • Bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch là cần thiết. Mẹ bầu nên ăn nhiều cam, bưởi, chanh nữa hoặc uống viên uống bổ sung vitamin C theo hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Tiêm phòng cúm. Có thể tiêm phòng trước khi mang thai hoặc trong khi mang thai vẫn có thuốc tiêm được. An toàn nhất mẹ nên tiêm phòng. 

Mùa mưa rồi, mùa cúm tới rồi, chuẩn bị kiến thức cho mình để bảo vệ thai nhi thôi các mẹ.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm