Tài khoản

Mẹo cho bé khi bị ngạt mũi

ℳẸ BẮP☘ XOÀI 5 năm trước

MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI BÉ NGẠT MŨI?


Mẹ lưu lại gấp 7 mẹo này để áp dụng khi bé bị ngạt mũi nhé!


1️. Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Dùng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi là cách chữa ngạt mũi cho trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt, cách này cũng được chỉ định áp dụng để chữa ngạt mũi cho trẻ 6 tháng tuổi. Nước muối sinh lý thường rất an toàn, bởi chúng có khả năng diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nước muối giúp làm giảm dịch nhầy khá tốt. Do đó, các mẹ chỉ cần làm ấm nước muối và cho vào bình xịt đã được khử trùng sạch sẽ. Sau đó, xịt nước muối vào mũi trẻ nhỏ giúp làm loãng dịch nhầy. Tiếp đến, các mẹ dùng dụng cụ hút mũi đã vệ sinh sạch sẽ hút sạch nước mũi và dịch nhầy ra ngoài, hạn chế tình trạng tắc nghẽn và gây ngạt mũi ở trẻ. Trong quá trình thực hiện hút mũi, các bạn nên cho con nằm ngửa, đầu thấp hơn chân tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn.


2️. Cho trẻ bú nhiều lần

Theo các chuyên gia khoa nhi khuyên các mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần hơn trong ngày. Đây cũng chính là cách chữa ngạt mũi cho trẻ dưới 1 tuổi phổ biến hiện nay. Bởi khi trẻ bị ngạt mũi, vấn đề thở khó khăn khiến trẻ bú kém hơn bình thường. Do đó, mẹ cần cho trẻ bú nhiều lần để bổ sung lượng sữa cần thiết trong ngày để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng phục vụ hoạt động duy trì sự sống cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ uống thêm một ít nước để giúp trẻ đỡ bị ngạt mũi hơn. Trước khi cho trẻ bú, mẹ hãy nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi thông thoáng, bé dễ thở và bú dễ dàng hơn.


3️. Cho bé uống nhiều nước hơn

Cho bé uống nhiều nước chính là cách chữa ngạt mũi cho trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả. Nước chính là chất xúc tác giúp làm loãng dịch nhầy và làm lỗ mũi trẻ thông thoáng, giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý, nếu bé nhà bạn chưa được 6 tháng tuổi, các bạn không nên cho bé uống quá nhiều nước. Bởi nếu bé uống nhiều nước trong giai đoạn này sẽ làm hại hệ tiêu hóa – nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

4️. Chườm nước ấm lên tai cho trẻ

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, hai bên tai là nơi tập trung nhiều sợi dây thần kinh nhất. Các sợi dây thần kinh này có tác dụng điều tiết và giúp máu lưu thông đến mũi tốt hơn. Đặc biệt, khi gặp nhiệt độ cao, các dây thần kinh sẽ bị kích thích, huyết quản sẽ giãn ra và mũi thông thoáng hơn. Hiểu rõ nguyên tắc hoạt động này, các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ cách chữa ngạt mũi cho trẻ em dưới 1 tuổi không cần dùng thuốc mà vẫn giúp cải thiện triệu chứng ngạt mũi cho trẻ ngay tại nhà, bằng cách chườm khăn ấm lên tai cho trẻ. Các bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn và thấm nước ấm đặt lên hai bên tai khoảng 10 – 15 phút, triệu chứng ngạt mũi ở con bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.


5️.Xông hơi bằng nước ấm  

Hơi nước ấm sẽ giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn ở mũi, giúp chữa chữa nghẹt mũi cho trẻ 3 tháng hiệu quả. Hơi nước nóng sẽ giúp dịch nhầy được làm loãng và trong đường mũi và tăng cường sự thoát nước trong xoang mũi. Hít phải một hơi nước nóng với một loại tinh dầu là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời giúp làm sạch tắc nghẽn.


6️.Tắm nước gừng ấm cho trẻ

Hơi nước ấm và tính ấm của gừng giúp làm lỏng dịch trong đường mũi, giúp dịch mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn, hỗ trợ chữa ngạt mũi cho trẻ dưới 1 tuổi. Sau khi tắm xong, mẹ nên làm sạch dịch mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên dùng một ít tinh dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm xoa vào lòng bàn chân trẻ và hai bên tai rồi massage vài phút sau đó mang tất cho trẻ. Hành động giữ ấm này giúp cải thiện triệu chứng ngạt mũi ở trẻ, giúp bé thở dễ hơn và ngon giấc hơn.


7️. Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Như các bạn đã biết, khi bị cảm lạnh các triệu chứng do cảm gây ra có vẻ tệ hơn nhiều khi chúng ta nằm xuống. Điều này cũng xảy ra tương tự ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ em dưới 1 tuổi đang gặp phải triệu chứng ngạt mũi. Tư thế ngủ, gối cao đầu chính là cách chữa ngạt mũi cho trẻ em dưới 1 tuổi đang được các bác sĩ nhi khoa khuyến khích cha mẹ thực hiện để cải thiện bệnh tình ở con trẻ.


Việc gối cao đầu khi ngủ sẽ làm cho việc thở trở nên dễ dàng hơn. Do đó, các bạn nên gấp một chiếc khăn nhỏ và đặt bên dưới tấm nệm của trẻ. Đặc biệt, tư thế này giúp ngăn ngừa nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó, nước mũi sẽ được đẩy ra ngoài, tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.


Mẹ đừng quên chia sẻ cho các mẹ bỉm sữa khác cùng biết tới 7 mẹo đơn giản, giúp bé nhanh chóng hết ngạt mũi này nhé!

Theo Bibabo.vn