Tài khoản

user_avatar
Mẹ Thiên Quỳnh   

Tham gia từ tháng 06/2018 .

01/2019

Quả thốt nốt với mẹ bầu

Thốt nốt chả còn xa lạ, loại quả này thường được làm nước giải khát, nước thốt nốt nấu thành đường, thịt quả để ăn vặt cũng rất bùi, ngon. Thốt nốt có vị ngọt thanh, thơm dịu, là món ăn ngon cho bà bầu. Thốt nốt thường được nấu thành đường theo phương pháp thủ công hoặc sử dụng trực tiếp nước từ cây thốt nốt, bởi vậy các chất dinh dưỡng trong thốt nốt vẫn được giữ nguyên.

Thốt nốt chứa nhiều vitamin C, B

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt không? Câu trả lời là có. Thốt nốt có chứa rất nhiều các nhóm vitamin, chúng vừa có tác dụng bồi bổ vừa có khả năng “trị liệu” tự nhiên cho bà bầu.

Nhóm vitamin B

ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-vitamin-b

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt không? Vitamin nhóm B ảnh hưởng tới mẹ và bé như thế nào? (Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

  • Vitamin B1 làm thuyên giảm các triệu chứng “quên quên nhớ nhớ” ở bà bầu, hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi
  • Vitamin B2 có khả năng chống oxy hóa, tham gia quá trình sinh trưởng phát triển của tế bào, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
  • Vitamin B3 giúp nhuận tràng, thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu của bà bầu.
  • Vitamin B9 có tác dụng rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển các tế bào (đặc biệt là tế bào hồng cầu). Cung cấp đầy đủ vitamin B9 sẽ giúp giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh hệ thần kinh, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Vitamin C

ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-vitamin-c

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt không? Thốt nốt cung cấp vitamin C cho bà bầu. (Hình ảnh chỉ mang tính minh họa)

  • Giúp hấp thụ cholesterol trong dạ dày, đẩy các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, “dọn sạch” mạch máu, giảm áp lực cho tim.
  • Tăng cường quá trình tổng hợp collagen, giúp các bà bầu sau khi sinh mau lành vết thương. Hơn nữa vitamin C còn tăng cường hệ thồng miễn dịch của cơ thể, giúp mẹ bầu nhanh hồi phục.

Giàu khoáng chất, thốt nốt giúp bà bầu và bé khỏe mạnh hơn

ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-khoang-chat

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt, bởi thốt nốt chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Canxi

Bổ sung canxi cho bà bầu ngay lập tức người ta sẽ nghĩ tới sữa, trứng, hải sản,… hôm nay Ăn ngon 3 miền giới thiệu thêm cho bạn một loại thực phẩm giúp bổ sung canxi là thốt nốt.

ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-bo-sun-canxi

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt quá nhiều không? Canxi trong thốt nốt có “vượt ngưỡng” cho phép?

  • Canxi giúp bà bầu có hệ xương chắc khỏe để có thể chống đỡ trọng lượng cơ thể.
  • Bổ sung đầy đủ canxi giúp bà bầu tránh khỏi các cơn đau cơ bắp, chuột rút, ngăn ngừa nguy cơ tiền sản giật.
  • Bé lấy canxi trực tiếp từ mẹ, nếu canxi không đủ dễ dẫn tới thai nhi còi cọc, nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh về xương cao.

Sắt

  • Sắt là kim loại không thể thiếu trong quá trình hình thành các chuỗi hemoglobin, tham gia quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy cho cơ thể bà bầu.
  • Thiếu sắt khiến mẹ bầu thiếu máu, các giai đoạn đầu hoặc cuối thai kì nếu thiếu máu cỏ thể dẫn tới xảy thai, sinh non, băng huyết,…

Phốt pho

ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-bo-sung-photpho

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt? Bổ sung phốt pho từ thốt nốt giúp bà bầu tăng hấp thu canxi, tránh loãng xương.

  • 85% phốt pho được tìm thấy trong xương.
  • Phốt pho có mặt trong cấu trúc làm tăng cường sức chịu đựng của chất nền xương. Phốt pho tăng cường sự hấp thu canxi của cơ thể bà bầu, cân bằng nồng độ canxi trong nội môi.
  • Photpho tham gia hình thành các tế bào xương, sản xuất các yếu tố tăng trưởng điều hòa tổng hợp vitamin D cho cơ thể bà bầu.

Kali

ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-kiem-soat-huyet-ap

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt, giúp bổ sung kali, ổn định huyết áp cho bà bầu.

  • Kali giúp cơ thể bà bầu kiểm soát hàm lượng natri, tránh các trường hợp tăng (giảm) huyết áp đột ngột.
  • Kali cũng giúp các cơn đau nhức xương khớp, chuột rút của bà bầu thuyên giảm.
  • Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, thiếu kali sẽ dẫn tới phù nề.

Bà bầu có được ăn quả thốt nốt không? Ăn thốt nốt bao nhiêu để tránh “tác dụng phụ”?

  • Thốt nốt có vị ngọt, tính hàn. Trong gian đoạn mới mang thai (1-3 tháng) bà bầu không nên sử dụng quá nhiều thốt nốt bởi tình hàn thốt nốt sẽ gây đau bụng, tiêu chảy,… Nếu mẹ bầu sử dụng nước thốt nốt, mỗi ngày 500 ml là đủ.ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-nuoc-thot-not

    Bà bầu có được ăn quả thốt nốt? Nước thốt nốt uống bao nhiêu là đủ?

  • Sau mỗi bữa ăn bà bầu có thể ngậm 1 viên đường thốt nốt nhỏ, làm như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm khó tiêu đầy bụng sau khi ăn.ba-bau-co-duoc-an-qua-thot-not-khong-duong-thot-not

    Bà bầu có được ăn quả thốt nốt? Đường thốt nốt còn giữ nguyên “đặc trưng” của quả thốt nốt?

  • Đường làm từ thốt nốt có thể thay thế cho các loại đường hóa học, đường trắng,… trong khi chế biến đồ ngọt làm món ăn vặt cho bà bầu. Việc sử dụng đường thốt nốt phần nào giảm bớt các nỗi lo phát phì, tiểu đường cho bà bầu.