Tài khoản

Rối loạn kinh nguyệt: Nên ăn gì, uống gì để điều hòa?

Thảo Phương 4 năm trước 8 bình luận

Giới thiệu với các mẹ một số thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Mẹ nào đang săn con mà kinh nguyệt không đều thì tham khảo nhé.

Xem nhanh

  • 1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt?
  • 3. Tại sao cần điều hòa kinh nguyệt?
  • 4. Ăn gì, uống gì để điều hòa kinh nguyệt? 
  • 5. Khi nào cần đi khám do rối loạn kinh nguyệt?

11. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt hiểu đơn giản là kinh nguyệt bị bất thường, bất thường về chu kỳ kinh không đều, bất thường về các triệu chứng trong ngày có kinh như đau bụng hoặc ít đau bụng, ra máu nhiều hoặc ra máu ít, kéo dài hoặc ít ngày,... Nói chung, kinh nguyệt không được bình thường, kéo dài trong khoảng 2 - 3 tháng thì mình sẽ hiểu là đang bị rối loạn. Tình trạng rối loạn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chị em phụ nữ, tùy theo mức độ rối loạn nghiêm trọng hay khôn, đặc biệt ở phụ nữ đang chuẩn bị có con.

22. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt?

Tùy vào cơ thể, điều kiện sống, môi trường sinh hoạt và sức khỏe của từng người để biết nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt cụ thể là do đâu. Có một số nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt phổ biến thế này, chị em tham khảo để hiểu và tránh nhé. 

  • Vấn đề bệnh lý: Một số bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, đa nang buồng trứng,... đều là những bệnh lý phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt. Hiện nay thấy tình trạng bệnh lý phụ khoa cũng nhìu nhìu quá, chị em cảnh giác nhé. 

  • Ăn uống, ngủ nghỉ không được tốt. Các mẹ ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên dầu, đồ cay nóng, chất kích thích đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết hormone. Việc stress, thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi sẽ phần nào ảnh hưởng tới não bộ, các hormone tiết chế thất thường có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

  • Mang thai - chắc chắn rồi. Mang thai khiến chị em mình mất hẳn đến hơn 1 năm kinh nguyệt ấy chứ. 

  • Tuổi tác: Giai đoạn dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh đều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. 

  • Sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết tố, trong đó đặc biệt phải kể đến các biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như uống thuốc, sử dụng que cấy, đặt vòng nội tiết tránh thai...

Có nhiều nguyên nhân khiến chu kỳ bị rối loạn, trong đó vấn đề bệnh lý là nghiêm trọng nhất.

33. Tại sao cần điều hòa kinh nguyệt?

Kinh nguyệt phản ánh một phần nào sức khỏe phụ khoa - phần sức khỏe mình ít có thể nhìn thấy biểu hiện bên ngoài được. Các hormone nội tiết trong cơ thể không chỉ ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ quan sinh sản mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới rất nhiều yếu tố xung quanh cuộc sống hàng ngày. 

Bài này, mình xin chia sẻ sâu hơn về việc tại sao cần điều hòa kinh nguyệt, đặc biệt cho phụ nữ đang mong có con, chuẩn bị kế hoạch làm mẹ. Hoạt động kinh nguyệt liên quan chặt chẽ đến ngày rụng trứng - yếu tố quyết định quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thụ thai thành công là cao nhất. Một số chị em tâm sự với mình, tại sao hai vợ chồng đi khám, sức khỏe bình thường, tâm trạng ổn định, quan hệ đều đặn mà mãi vẫn chưa có bé. Thì khả năng cao mình nghĩ là không quan hệ vào thời điểm “vàng” - tức khoảng 2 - 5 ngày trước ngày rụng trứng, ngày rụng trứng và 01 ngày sau ngày rụng trứng rồi. Trong ngày rụng trứng, nếu trứng được gặp tinh trùng sớm thì khả năng thụ thai sẽ rất cao. Nhưng trứng rụng mà không có tinh trùng để thụ thai thì làm sao thụ thai thành công được, phải không các mẹ?

Với các mẹ bị rối loạn kinh nguyệt, việc xác định ngày rụng trứng cực kỳ khó, làm giảm đáng kể khả năng thụ thai và kéo dài thời gian con đến bên ba mẹ đấy. Cho nên, hãy cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt cho thật khỏe mạnh và đều đặn để giúp cơ thể khỏe mạnh, săn con nhanh, đón con về trong trạng thái tốt nhất nhé.

Ấy là mình còn chưa nói tới vấn đề kinh nguyệt do bệnh lý thì việc mong con sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nếu bệnh của mẹ mà nặng, không chữa trị kịp thời còn có thể gây vô sinh. Chữa khỏi bệnh sẽ rất mất thời gian cho các mẹ mong con. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là yếu tố quan trọng phản ánh sức khỏe của chị em. 

44. Ăn gì, uống gì để điều hòa kinh nguyệt? 

Giới thiệu với các mẹ một số thực phẩm nên bổ sung khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Những thực phẩm này mẹ xác định chỉ là thực phẩm hỗ trợ thôi, còn để được xử lý tình trạng này tốt nhất, hãy đi khám nhé. 

  • Gừng: Gừng có tính ấm. Trà gừng hoặc bổ sung gừng trong các món ăn hàng ngày sẽ giúp giảm đau, co bóp tử cung khi bắt đầu đến kỳ kinh, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt. Khi uống trà gừng thêm chút đường thốt nốt sẽ tăng hiệu quả hơn nhiều.

  • Nghệ: Nghệ thật sự là người bạn tốt của chị em phụ nữ. Nghệ chứa hàm lượng chất oxy hóa lớn, có tính nóng làm giảm cơn đau tuyệt vời, tăng hiệu quả trong việc cân bằng hormone cho chị em phụ nữ. Pha nghệ với sữa hoặc mật ong sẽ giúp cho việc bổ sung nghệ dễ uống hơn. Nghệ này phơi khô, sắc nước uống cùng ngải cứu, ích mẫu thì hiệu quả còn tốt hơn rất nhiều. 

  • Cây ích mẫu: Ích mẫu dùng để điều trị bế kinh, tắc kinh ở chị em phụ nữ, trị chứng kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều bất thường rất hiệu quả.

  •  Đu đủ: Nếu thường xuyên bị trễ kinh, hãy bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn uống để điều hòa kinh nguyệt. Đu đủ có thể ăn trực tiếp, đu đủ xanh nên ăn canh, hầm thịt hoặc nộm đu đủ để đa dạng dinh dưỡng hàng ngày lại tốt cho cơ thể.

  • Tinh dầu hoa anh thảo: Đây là loại axit béo thiết yếu, góp phần hình thành màng tế bào, cung cấp các hormone cần thiết cho cơ thể giúp điều hòa nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm thiểu một số bệnh lý do thay đổi nội tiết tố gây ra. Tinh dầu hoa anh thảo này ở nước mình thì rất khó kiếm được thực phẩm thiên nhiên, nhưng có thể thay thế bằng các loại thực phẩm chức năng tinh dầu hoa anh thảo như Blackmore ấy. Các mẹ tham khảo thêm nhé.

55. Khi nào cần đi khám do rối loạn kinh nguyệt?

Vì kinh nguyệt là yếu tố quan trọng đánh giá sức khỏe phụ khoa của chị em mình nên nếu trong khoảng 2 tháng chu kỳ không ổn định là nên đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa xem sao. Hoặc ai cẩn thận hơn, biểu hiện bất thường nhiều và nặng hơn thì nên đi khám ngay để được kiểm tra và bác sĩ tư vấn nhé. Bác sĩ cũng khuyến cáo là nên đi khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phát hiện vấn đề kịp thời, còn mình thật sự là không có điều kiện, muốn lắm ấy chẳng biết sao được. Mẹ nào có điều kiện thì nên đi nè. 

Rối loạn kinh nguyệt không phải vấn đề có thể chủ quan. Các mẹ, đặc biệt là mẹ nào đang mong con thì nên tìm cách điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt của mình để việc săn con trở nên dễ dàng, thụ thai hiệu quả hơn nhé.

Theo Bibabo.vn