Tài khoản

Siêu âm độ mờ da gáy: Những điều mẹ bầu cần biết

Mẹ Soo 4 năm trước 4 bình luận

Đo độ mờ da gáy khi mang thai giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. 

Xem nhanh

  • Độ mờ da gáy là gì?
  • Tại sao phải đo độ mờ da gáy?
  • Khi nào nên đo độ mờ da gáy?
  • Cách đọc kết quả đo độ mờ da gáy
  • Cần làm gì khi kết quả độ mờ da gáy nguy cơ cao?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần tiến hành rất nhiều xét nghiệm sàng lọc nhằm phát hiện sớm các dị tật bất thường ở thai nhi và có biện pháp điều trị kịp thời. Trong đó, siêu âm đo độ mờ da gáy là một trong những phương pháp đánh giá nguy cơ sớm nhất. 

Đo độ mờ da gáy rất cần thực hiện trong những tuần đầu thai kỳ (Ảnh: Internet)

1Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi. Tất cả thai nhi đều có kết tụ chất dịch ở vùng cổ.

2Tại sao phải đo độ mờ da gáy?

Đo độ mờ da gáy (tiếng anh là Nuchal translucency, viết tắt là NT) là cách kiểm tra vùng da gáy ở thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11 - 14 thai kỳ. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại gì cho cả mẹ và thai nhi.

Từ kết quả đo độ mờ da gáy, các bác sĩ có thể phân tích và đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down - một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Cũng từ kết quả đo độ mờ da gáy, các bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ nên làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác như chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau hoặc NIPT vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. 

Kết quả độ mờ da gáy có thể đánh giá nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh (Ảnh: Internet)

3Khi nào nên đo độ mờ da gáy?

Thời điểm đo độ mờ da gáy khuyến cáo là từ khi thai được 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Sau thời điểm này, kết quả đo độ mờ da gáy không còn phản ánh đúng nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down nữa. Do vậy, đảm bảo thời gian làm siêu âm rất quan trọng. 

4Cách đọc kết quả đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy rất đơn giản. Các bác sĩ sẽ đo khoảng mờ ngay sau gáy của thai nhi kéo dài đến vùng da. Trên màn hình siêu âm, da của bé có màu trắng và khoảng mờ sau gáy sẽ có màu đen. 

Chỉ số độ mờ da gáy bình thường: 

  • Thai nhi 11 tuần tuổi: Độ mờ da gáy là 2mm

  • Thai nhi 13 tuần 6 ngày: Độ mờ da gáy là 2.8mm.

Thông thường, thai nhi có kích thước từ 45 - 84mm có độ mờ da gáy dưới 3.5mm là bình thường, mẹ không cần quá lo lắng, khả năng thai nhi mắc hội chứng Down cũng rất thấp. 

Chỉ số độ mờ da gáy bất thường: 

  • Độ mờ da gáy lớn hơn 3mm: Nguy cơ mắc hội chứng Down cao. 

  • Độ mờ da gáy tư 3.2 - 3mm: Độ mờ da gáy dài, tăng nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể. 

  • Độ mờ da gáy là 6mm: Nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác khá cao.

Độ mờ da gáy càng cao, nguy cơ thai bị dị tật càng lớn (Ảnh: Internet)

5Cần làm gì khi kết quả độ mờ da gáy nguy cơ cao?

Trường hợp thai nhi có kết quả đo độ mờ da gáy cao, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down đánh giá thông qua kết quả đo độ mờ da gáy chỉ mang tính chất đánh giá nguy cơ, không phải chẩn đoán chắc chắn, có thể đúng, có thể sai. 

Mẹ nên trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác như chọc ối, sinh thiết gai nhau hoặc NIPT. 

Như vậy, việc thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy đúng thời điểm là cần thiết khi mang thai. Mẹ bầu đừng quên lịch kiểm tra độ mờ da gáy nha. 

Theo Bibabo.vn