Tài khoản

Sinh con so thường sớm hay muộn mẹ đã biết?

Ly Nguyen 4 năm trước 5 bình luận

Việc tìm hiểu các thông tin về quá trình sinh con so thường sớm hay muộn khi mang thai lần đầu là vô cùng quan trọng. Những chị em mang thai lần đầu thường có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề sinh nở, trong số đó phải kể đến thời gian sinh con so thường có gì đặc biệt, sẽ sớm hay muộn? gonhub.com sẽ giới thiệu tới các chị em thời gian chính xác để sinh con so, từ đó giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình và cả em bé sắp chào đời. 

1. Thường thì mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Dân gian vẫn có câu “mang thai 9 tháng 10 ngày” tương ứng với vào khoảng 42 tuần thì em bé sẽ chào đời. Tuy vậy, điều này cũng không hoàn toàn đúng, vì tùy theo cơ địa của từng người, tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng phát triển của từng thai nhi, thậm chí có thể do những tác động về mặt tâm lý, tình cảm cũng khiến người mẹ sinh sớm hoặc muộn hơn, đặc biệt là sinh con so thường sớm hơn.

Đầu tiên, bạn nên biết sự phát triển của bé chủ yếu tập trung vào tuần cuối của thai kì. Người ta đã chứng minh não của một em bé ở tuần thứ 35 nhỏ chỉ bằng hai phần ba so với tuần từ 39 – 40.

Giai đoạn này sự phát triển não chưa được hoàn thiện một cách toàn diện cùng các cơ quan khác cũng phát triển mạnh ở giai đoạn cuối.

mẹ sắp sinh conhttps://gonhub.com/wp-content/uploads/bigvn/uploads/2018/04/me-sap-sinh-con-120x80.jpg 120w" sizes="(max-width: 660px) 100vw, 660px" class="fr-draggable">

Theo dân gian thì khoảng 42 tuần thai mẹ sẽ sinh con. Ảnh: Internet

Đặc biệt, cần chú ý, sinh non tiềm ẩn những nguy cơ khó lường cho bé. Sức khỏe của trẻ sinh sau 39 tuần sẽ tốt hơn nhiều so với những trẻ sinh sớm hơn.

Một số vấn đề mà trẻ sinh non dễ gặp phải như khó thở, khó nuôi và dễ bị ốm. Chính vì vậy, những bé sinh sớm sẽ được các bác sĩ chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn đầu mới sinh.

Ngược lại, lại có quan niệm cho rằng “thai nhi nằm trong bụng mẹ càng lâu thì càng tốt” vì bé được mẹ nuôi dưỡng. Đây là một quan niệm cực kì sai lầm, nguy hiểm cho cả mẹ và bé thậm chí có thể dẫn đến thai nhi suy yếu, chết lưu trong bụng mẹ.

Vì vậy, cả bố và mẹ phải luôn nắm rõ tuổi thai, đặc biệt chú ý theo dõi tình hình sức khỏe trong giai đoạn cuối để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

thai nhi trong bụnghttps://gonhub.com/wp-content/uploads/bigvn/uploads/2018/04/thai-nhi-trong-bung-120x80.jpg 120w" sizes="(max-width: 660px) 100vw, 660px" class="fr-draggable">

Sinh con so thường sớm hơn nhưng nếu bé càng ở lâu trong bụng thì càng nguy hiểm hơn. Ảnh: Internet

2. Sinh con so thường sớm hay muộn?

Đối với những cô gái trẻ lần đầu tiên làm mẹ, mọi kiến thức về thai kỳ cũng như quá trình phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn gần như bằng 0. Thế nên có muôn vàn câu hỏi, những nỗi băn khoăn, lo lắng, thấp thỏm không yên, âu cũng là muốn chuẩn bị sẵn sàng, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất! Thông thường, các mẹ sinh con so thường sớm (do là con đầu lòng) nên thường sẽ sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần tới 10 ngày.

Để biết ngày dự sinh các bác sĩ thường dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Hiện nay khoa học kỹ thuật tiên tiến, có sẵn các máy móc hiện đại, nếu chẳng may bạn không nhớ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ vẫn có thể dễ dàng cho bạn biết ngày dự sinh khá chính xác.

3. Cách tính ngày sinh dự kiến chính xác nhất hiện nay

Để tính ngày sinh dự kiến, có không ít phương pháp như siêu âm, dựa vào chu kì kinh nguyệt,… Vì vậy, dưới đây là 3 phương pháp tính các mẹ có thể áp dụng để tự tính ngày dự sinh cho mình.

  • Dựa vào chu kì kinh nguyệt: 

Lấy ngày đầu tiên của kì kinh cuối (ngày thứ nhất khi có kinh lần cuối) cộng thêm 9 tháng và 7 ngày. Ví dụ ngày 15/1/2015 là ngày đầu tiên của kì kinh cuối, cộng thêm 9 tháng là ngày 15/10, cộng thêm 7 ngày là ngày 22 tháng 10. Vậy ngày mùng 22 tháng 10 là ngày sinh dự kiến.

  • Dựa vào thời gian phản ứng có thai: 

Phản ứng mới có thai thường bắt đầu khoảng sau khi tắt kinh 6 tuần, ngày sinh dự kiến sẽ là ngày xuất hiện phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần.

  • Dựa vào thời gian thai cử động: 

Thai bắt đầu cử động vào khoảng thời gian cuối tháng thứ 4 và đầu tháng thứ 5, ngày xuất hiện hiện tượng máy thai cộng thêm 20 tuần là tính ra thời gian dự kiến sinh.

 dựa vào chu kỳ kinh nguyệt https://gonhub.com/wp-content/uploads/bigvn/uploads/2018/04/dua-vao-chu-ky-kinh-nguyet-120x80.jpg 120w" sizes="(max-width: 660px) 100vw, 660px" class="fr-draggable">

Mẹ có thể dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày dự sinh. Ảnh: Internet

4. Dấu hiệu con so sắp ra đời

  • Cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở: 

Để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến nên cổ tử cung sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Thường thì mỗi mẹ bầu sẽ có tốc độ mở ở tử cung nhanh chậm khác nhau.

  • Bụng bầu bị tụt xuống (hay còn gọi là sa bụng): 

Trước khi sinh khoảng một vài tuần, em bé sẽ bắt đầu dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của chị em, dấu hiệu này khó nhận biết với những thai phụ sinh con lần thứ 2 trở lên. Lúc này, thai nhi đã sẵn sàng chào đời nên đầu bé sẽ quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp và chèn ép bàng quang của mẹ nên sẽ làm cho mẹ đi tiểu nhiều hơn như trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Vào thời gian này, ở khung xương chậu sẽ có cảm giác nặng nề hơn nên chị em sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn. Lúc này bụng của mẹ đã sa xuống dưới chứ không gọn gàng như lúc mới mang thai.

Bụng bầu bị tụt xuốnghttps://gonhub.com/wp-content/uploads/bigvn/uploads/2018/04/bung-bau-bi-tut-xuong-120x80.jpg 120w" sizes="(max-width: 660px) 100vw, 660px" class="fr-draggable">

Bụng bầu bị tụt xuống là dấu hiệu con so sắp chào đời. Ảnh: Internet

  • Mẹ bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn: 

Bởi vì khi sắp sinh, mẹ sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau ở hai bên háng và phần lưng nhiều hơn bình thường, đặc biệt nếu như đây là lần đầu mẹ sinh con. Lúc này, chính các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé chào đời.

  • Mẹ cảm thấy các khớp được dãn ra: 

Đây chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu của chị em được mở rộng. Chính hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của mẹ bầu trở nên mềm hơn.

  • Bị tiêu chảy: 

Do các cơ trong tử cung của mẹ giãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng thoải mái hơn, trong đó có cả vùng trực tràng. Điều này đã làm cho mẹ đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường.

mẹ bầu bị tiêu chảyhttps://gonhub.com/wp-content/uploads/bigvn/uploads/2018/04/me-bau-bi-tieu-chay-1-120x80.jpg 120w" sizes="(max-width: 660px) 100vw, 660px" class="fr-draggable">

Khi sắp sinh, mẹ sẽ thường xuyên bị tiêu chảy. Ảnh: Internet

Như vậy, thời gian sinh con so thường sớm hay muộn sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa của mẹ, hoặc do điều kiện, hoàn cảnh sống và do tác động tâm lý… chứ không hẳn ai cũng giống ai. Thế nhưng, xét về mặt y học, những mẹ mới sinh con so lần đầu thường sinh sớm hơn so với dự kiến từ 7 – 10 ngày. Do đó, gần cận kề khoảng thời điểm này, chị em hãy tạm gác mọi công việc, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để có thể nhập viện sinh con bất cứ khi nào.

Theo Bibabo.vn