Tài khoản

Trẻ bị hẹp bao quy đầu: Khi nào thì cần can thiệp?

Hằng Vũ 4 năm trước

Hẹp bao quy đầu hay còn có tên khoa học là Phimosiss, đây là tình trạng bao da quy đầu bó chặt lại không thể kéo xuống được khiến cho quy đầu không lộn ra được ngay cả khi cương cứng. Tình trạng hẹp bao quy đầu có thể do sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý.

  • Trẻ bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh: tình trạng này là khi bao quy đầu dính với phần quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu ngay từ lúc trẻ mới sinh ra. Hầu hết các bé trai vừa chào đời đều bị hẹp bao quy đầu và đến khi trẻ được 3 tuổi thì bắt đầu giảm dần, cuối cùng cho đến khi trẻ được 14 tuổi thì tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất.
  • Trẻ bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý: tình trạng này xảy ra khi có sự xuất hiện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở những bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài.

Biểu hiện của trẻ bị hẹp bao quy đầu

  • Trẻ bị hẹp bao quy đầu thì biểu hiện đầu tiên đó là trẻ đi tiểu tiện rất khó khăn, bởi vì lúc này sẽ làm cho nước tiểu đọng lại và dương vật của trẻ phồng lên nên phải mất một lúc sau mới chảy ra hết.
  • Bên cạnh đó, khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ rất hay có triệu chứng sưng đỏ, mọng nước, các chất cặn còn đọng lại thành hạt, mảng trắng, sờ vào như hạt đậu hoặc vòng nhẫn cứng ở đầu dương vật.
  • Đến khi trẻ trưởng thành, bệnh hẹp bao quy đầu sẽ khiến dương vật trẻ đau đớn khi cương cứng, có khi lại không cương cứng được.
  • Khi đi tiểu sẽ thấy tia nước tiểu yếu, bao da ngoài căng tròn như bong bóng.
  • Trẻ nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì phải rặn mỗi khi trẻ đi tiểu.
  • Nước tiểu của trẻ có màu rất đục và mùi hôi khó chịu.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Theo thống kê thì có gần 90% trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng hầu hết các bậc phụ huynh đều không nhận biết được các dấu hiệu và để đến khi trẻ lớn sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Không những vậy, nếu không được can thiệp xử lý kịp thời thì tình trạng hẹp bao quy đầu có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ quan sinh sản của trẻ.

Bởi vì khi bao quy đầu hẹp sẽ khiến cho nước tiểu không được đẩy ra hết khi đi tiểu mà sẽ động lại làm cho dương vật phồng lên. Tình trạng này khiến cho bao quy đầu dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng sưng đỏ, mọng nước. Lâu dần tình trạng tích tụ nước tiểu, dịch nhầy ở bao quy đầu sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu, gây ảnh hưởng tới thận cũng như việc quan hệ tình dục khi trưởng thành, ung thư dương vật cực kỳ nguy hiểm.

Phải làm gì khi phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Ngay khi phát hiện ra dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Theo chuyên gia thì hiện nay có 3 cách để điều trị đó là dùng thuốc bôi, nong bao quy đầu hằng ngày và làm tiểu phẫu để cắt bao quy đầu.

Chi tiết từng cách điều trị như sau:

  • Điều trị bằng thuốc bôi: thường thì loại thuốc được chỉ định dùng là thuốc mỡ có chứa betamethasone cream 0.05% bôi vào mặt ngoài và trong của da quy đầu ngày 2 lần. Phương pháp này sẽ làm giãn rộng bao quy đầu và tỷ lệ thành công lên đến 85 – 95%. Ưu điểm của phương pháp này dễ thực hiện, không gây đau đớn cho trẻ mà lại còn giúp tiết kiệm chi phí.
  • Nong bao quy đầu hằng ngày: Nếu bôi thuốc không khỏi thì phương pháp nong bao quy đầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện. Việc này có thể tự làm tại nhà và không gây đau đớn, có thể  kết hợp với bôi thuốc để đạt hiệu quả cao.
  • Tiểu phẫu cắt bao quy đầu: Phương pháp này gây đau đơn và có thể để lại những biến chứng cho trẻ. Vì vậy chỉ khi nào cả hai phương pháp trên không thành công thì mới sử dụng đến phương pháp này.

Conlatatca

Theo Bibabo.vn