Tài khoản

Trẻ mọc nanh sữa: Có cần đi chích không?

Anh Anh 4 năm trước

Nanh sữa không phải tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ đã hiểu rõ tình trạng này và nắm chắc cách xử lý khi trẻ mọc nanh sữa chưa? 

Xem nhanh

  • Nanh sữa là gì? 
  • Trẻ mọc nanh sữa có nguy hiểm không? 
  • Trẻ mọc nanh sữa có cần đi chích không? 
  • Có cách gì để loại bỏ nanh sữa không? 

Nanh sữa hay đẹn (theo cách gọi dân gian) thường xuất hiện khi trẻ từ 0 - 3 tháng tuổi. Khi trẻ mọc nanh sữa, trẻ thường hay quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi khiến ba mẹ lo lắng. Lúc này, ba mẹ nên làm gì để giúp đỡ trẻ? Đưa trẻ đi nhể nanh sữa hay cứ mặc kệ và không làm gì cả? Đâu là cách tốt nhất cho em bé? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé. 

Nanh sữa là tình trạng lành tính thường thấy ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

1Nanh sữa là gì? 

Nanh sữa là những đốm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt xuất hiện ở vùng lợi và niêm mạc vòm miệng của trẻ sơ sinh. 

Tùy theo từng bé thời điểm mọc nanh sữa có thể khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ mọc nanh sữa trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh. Một số bé có thể mọc chậm hơn nhưng rất ít khi mọc nanh sữa khi trẻ được 8 tháng tuổi. 

Nanh sữa lành tính, ít gây biến chứng nguy hiểm và có thể tự tiêu biến mà không để lại dấu vết gì. 

2Trẻ mọc nanh sữa có nguy hiểm không? 

Trong phần lớn các trường hợp trẻ mọc nanh sữa không gây đau đớn, khó chịu hay nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ, nhất là khi trẻ vẫn ăn uống tốt, chịu khó chơi đùa và phát triển bình thường. 

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ bị đau, quấy khóc, bỏ bú, hay cáu gắt, thậm chí là sốt nhẹ do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây ra. 

Làm sao biết khi nào nanh sữa bị nhiễm khuẩn? Mẹ hãy quan sát vùng rìa xung quanh nanh sữa sẽ thấy vùng niêm mạc đó có màu đỏ, sưng, thậm chí còn bị loét và gây sốt nhẹ. Lúc này, mẹ cần đưa bé đi khám để được kiểm tra. 

Trong phần lớn các trường hợp nanh sữa không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé (Ảnh: Internet)

3Trẻ mọc nanh sữa có cần đi chích không? 

Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bé, ba mẹ sẽ quyết định có nên chích (nhể) nanh sữa cho trẻ hay không. 

Trường hợp 1: Trẻ mọc nanh sữa nhưng không bị nhiễm khuẩn

  • Mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và theo dõi nanh sữa, nanh này sẽ tự biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần. 

Trường hợp 2: Trẻ mọc nanh sữa và bị nhiễm khuẩn

  • Ngoài việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám nha sĩ để được chính (nhể) nanh sữa, giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. 

Vệ sinh răng miệng là việc cần thiết khi trẻ mọc nanh sữa (Ảnh: Internet)

4Có cách gì để loại bỏ nanh sữa không? 

Ngoài việc đưa trẻ đi chích nanh sữa, mẹ có thể tác động để nhanh sữa biến mất nhanh chóng hơn bằng cách:  

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn mềm hoặc gạc sạch, cộng thêm nước muối pha loãng. 

  • Thấm khăn/gạc vào nước muối. 

  • Dùng khăn nhẹ nhàng lau vào vùng lợi đang mọc nanh sữa. 

Vệ sinh hàng ngày sẽ khiến nanh không mọc lên nữa, đồng thời nhanh chóng biến mất. 

Ba mẹ không nên áp dụng các biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng khoa học để chích nhể nanh sữa cho trẻ. Điều này sẽ tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, không có lợi cho sức khỏe của trẻ. 

Theo Bibabo.vn