Tài khoản

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện với mọi người?

Bảo Ngọc 4 năm trước

Trên các chuyên mục về sự phát triển của con, các mẹ luôn quan tâm đến sự thay đổi của trẻ theo từng giai đoạn, trong số đó vấn đề được quan tâm nhiều và được đặt câu hỏi cho các bác sĩ chuyên khoa: " Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?" . Hãy cùng tìm hiểu câu hỏi này nhé mẹ!

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?

Trong giai đoạn 4-5 tháng, bé đã thực sự biết hóng chuyện. Bé luôn tỏ ra thích thú khi ai đó sẵn sàng ngồi nói chuyện với bé. Tuy bé không thể hiểu những gì mà cha mẹ nói nhưng trẻ vẫn cười như đang giao tiếp lại.


Khi sang giai đoạn 5-6 tháng thì cha mẹ có thể thấy bé nhiều chuyện hơn rất nhiều và có thể đáp lại bằng những cụm từ mà bé học được từ ba mẹ khi trò chuyện và lặp đi lặp lại với trẻ như ba, má, mẹ…

Việc “hóng chuyện” của trẻ qua từng giai đoạn

Trẻ 0 – 1 tháng tuổi

Khi bé vừa sinh ra, bé đã biết hóng chuyện nhưng biểu hiện của bé chưa thực sự rõ ràng về sự thay đổi này. Nếu mẹ trò chuyện với trẻ ở khoảng cách 20-25 cm thì bé sẽ đáp lại bằng việc nhém miệng không điều kiện, bé có thể xuất hiện những âm thanh không rõ ràng khi bé muốn trò chuyện.

Hai tuần cuối tháng đầu, não bộ của bé đang trong quá trình hình thành một số “vốn từ” để giúp bé bắt đầu thích nghi với việc xã giao hơn. Vì thế, mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con khi bé vừa lọt lòng một cách âu yếm, ngọt ngào để con cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương của ba mẹ từ đó giúp ngôn ngữ cũng trẻ phát triển tốt hơn.

Con 1 – 2 tháng tuổi

Giai đoạn này, bé rất thích đáp lại khi ai đó nói chuyện với trẻ bằng những âm vực cao, tông đều, nhanh hơn một chút. Có lẽ bé chưa thực sự hiểu về những gì mẹ nói nhưng trẻ vẫn cười khanh khách do cách trò chuyện của mẹ tạo ra âm thanh khiến trẻ thích thú. Dần dần, bé có thể phát ra những âm thanh đơn giản như ê, a, ư, ơ đó chính là khả năng ngôn ngữ của bé đang phát triển tốt hơn.

Bé đã bắt đầu trả lời với mẹ nên mẹ hãy nói chuyện với bé bằng giọng dịu dàng, vừa đi vừa lắc lư, nhún nhảy, có thể hát cho bé nghe điều này tạo cho bé cảm giác an toàn khi ở bên mẹ.

Bé 2 – 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé chỉ phát ra những âm gừ gừ nhẹ và hướng mắt đến nguồn phát ra âm thanh như tiếng lục lạc hoặc tiếng chuông. Cho dù chưa biết nói nhưng bé đã biết sử dụng động tác đá chân hay vung tay để thể hiện rằng mình đang thích thú với điều gì

Hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt và lặp đi lặp lại những tiếng o, e của bé để cho bé tăng thêm sự chăm chú nhìn miệng của mẹ và bắt chước theo.

Con 3 – 4 tháng tuổi

Bé đã biết cười, có thể phát ra những âm đơn và còn có thể biểu lộ cảm xúc của mình bằng cách cười khúc khích để thể hiện sự hài lòng của trẻ. Khi trẻ muốn thể hiện sự không thích điều gì đó hay muốn gây chú ý thì sẽ thông qua tiếng khóc của trẻ.

Trẻ 4 – 5 tháng tuổi

Bé đã biết hóng chuyện, cười ra tiếng hay ư, a .Bé còn sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể của bé để diễn tả nhu cầu của chính bản thân mình chẳng hạn như trẻ đột ngột níu lấy bạn khi không muốn bị đặt xuống hay xoay đầu sang hướng khác khi bé không thích điều gì đó.

Bé 5 – 6 tháng tuổi

Trẻ đang bắt đầu phát triển ngôn ngữ phức tạp hơn một chút như ba, ma… Trẻ có thể học lỏm vài  từ mà bé nghe được từ ba mẹ khi nói với trẻ. Điều này làm cho vốn từ của bé trở nên nhiều hơn. Bé sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần các âm đó khi bắt đầu bé tập nói.

Não bộ ngôn ngữ của trẻ phát triển cừ hơn không còn non nớt như lúc mới sinh nên trẻ cực kì dễ dàng trong việc bắt nhạy tên mình khi được ba mẹ gọi. Vì thế, ba mẹ nên thường xuyên gọi tên trẻ để giúp bé yêu cảm thấy vị trí quan trọng của mình trong lòng bố mẹ.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn