Tài khoản

[Video] HĂM TÃ Ở TRẺ: CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ HĂM TÃ

Bác sĩ Đoàn Thị Mai 4 năm trước


Chào các mẹ, 

Hăm tã là tình trạng bệnh lý về da rất phổ biến ở trẻ nhỏ, gây bối rối cho không ít mẹ bỉm sữa khi rơi vào tình huống con bị hăm. Trong video này, mình xin chia sẻ đến các mẹ một số biện pháp phòng ngừa và điều trị hăm tã hiệu quả, hi vọng hữu ích cho các ba mẹ nhé! 

-----

Nguyên nhân trẻ bị hăm tã: 

  • Làn da mỏng manh của trẻ thường xuyên tiếp xúc với các chất bẩn như nước tiểu và phân.

  • Mẹ chọn bỉm quá bé, đóng bỉm cho bé quá chặt

  • Mẹ mặc tã khi da bé còn ẩm: Ngay sau khi tắm, ngay sau khi vệ sinh cho trẻ

  • Trẻ bị dị ứng thức ăn giàu axit như cam, quýt, cà chua,...

  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc bất dung nạp đường.

Phòng ngừa hăm tã ở trẻ: 

  • Giữ thông thoáng vùng mông, hạn chế da mông tiếp xúc với chất bẩn như nước tiểu và phân. 

  • Chọn tã bỉm dùng 1 lần, không nên dùng bỉm vải. 

  • Chọn khăn lau: Không chọn khăn ướt đóng sẵn và có mùi, không nên dùng giấy. Dùng khăn khô đa năng thấm hút trực tiếp, lau khô cho con. 

  • Nên dùng sản phẩm tắm gội toàn thân dành riêng cho em bé, nước lá để vệ sinh cho bé. 

  • Nên bôi kem mỏng lên da mông của bé như vaseline sau khi tắm để cấp ẩm, hạn chế da bé tiếp xúc chất bẩn. 

  • Không dùng phấn rôm cho trẻ. 

  • Hạn chế mặc bỉm cho con càng nhiều càng tốt. 

Xử lý khi trẻ bị hăm: 

  • Giảm thiểu thời gian mặc bỉm cho con. 

  • Vệ sinh cho bé: Dùng nước lọc có nhỏ dung dịch sát khuẩn hoặc baking soda, không nên dùng nước lá hay sữa tắm của trẻ.

  • Lau khô và bôi kem sau khi rửa. Một số loại kem dùng bôi hăm: Hồ nước, vaseline, dầu dừa, sudocrem,... Tuyệt đối không dùng sản phẩm có chứa corticoid như kem 7 màu.

  • Tuyệt đối không dùng phấn rôm. 

Nếu trong 1 tuần bé chưa khỏi hoặc trở nặng, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để được điều trị.


-----

Mời mẹ xem video để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này.

Hẹn gặp lại các ba mẹ trong những video lần sau.  


Theo Bibabo.vn