
Không phải tất cả thai phụ đều cảm nhận được những cơn co thắt ngẫu nhiên này. Thường các cơn co thắt này không đau và chúng được gọi là John Braxton Hicks, tên của một bác sĩ Anh, người đã mô tả các cơn co thắt kiểu này vào năm 1872.
1. Các cơn co thắt giả Braxton Hicks là gì?
Đôi khi xuất hiện trong giai đoạn giữa thai kỳ (thậm chí sớm hơn) và bạn có thể nhận thấy các cơ tử cung gò cứng hay như cuộn lại trong khoảng 30 đến 60 giây vào bất cứ lúc nào.
Không phải tất cả thai phụ đều cảm nhận được những cơn co thắt ngẫu nhiên này, thường các cơn co thắt không đau và chúng có tên John Braxton Hicks, một bác sĩ người Anh đã mô tả các cơn co thắt kiểu này vào năm 1872.
2. Tại sao lại có cơn co thắt Braxton Hicks?
Về vấn đề này, các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích thực sự của các cơn co thắt. Một số tin rằng đây là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự (“sự chín muồi”). Số khác lại cho rằng các cơn co thắt này không ảnh hưởng gì tới cổ tử cung và sự “chín” chỉ diễn ra trước khi chuyển dạ, khi mà các cơn co thắt thực sự đầu tiên xuất hiện.
3. Sự khác nhau giữa cơn co thắt Braxton Hicks và các cơn co thắt chuyển dạ?
- Vị trí
Cơn co Braxton-Hicks xuất hiện ở phía trước của bụng hoặc vùng xương chậu. Còn cơn co chuyển dạ thật bắt đầu ở phía dưới của lưng và chuyển dần ra phía trước bụng.
- Tần suất xuất hiện
Những cơn gò Braxton-Hicks thường không gây đau đớn và không xảy ra đều đặn. Không giống các cơn gò chuyển dạ diễn ra nhịp dàng, đều đặn, thường kéo dài 30-50 giây và càng lúc càng dồn dập hơn, cơn gò sinh lý không thể dự đoán trước và không có “nhịp điệu”. Nó có thể thay đổi tần số lặp lại từ 10 – 15 phút, có khi đến 20 phút lần.
- Sự tăng giảm khi di chuyển
Khi mẹ bầu bắt đầu quá trình chuyển dạ thật sự, các cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn còn cơn gò Braxton-Hicks lại có xu hướng biến mất khi mẹ đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí.
- Cường độ
Cơn co của chuyển dạ giả lúc đầu có thể dữ dội nhưng sau đó giảm dần đi. Trong khi đó, chuyển dạ thật sự lại ngày càng tăng mạnh và dồn dập.
- Dịch âm đạo
Các cơn co Braxton-Hicks không làm mẹ ra dịch âm đạo nhưng nếu chuyển dạ thật thì mẹ có thể thấy nhớt hồng hoặc dịch máu ở âm đạo. Một số trường hợp thấy xuất hiện nước ối.
4. Làm gì nếu các cơn co thắt Braxton Hicks trở nên đau?
Trong quá trình mang thai, nếu các cơn co thắt này trở nên mạnh hơn và đau hơn, thường xuyên hơn thì có thể khiến thai phụ tưởng lầm là chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, các cơn co thắt sẽ không mạnh thường xuyên, tăng dần cấp độ mà có thế tăng giảm và biến mất đột ngột. Nói cách khác, nếu các cơn co thắt tăng giảm không theo quy luật thì đó có lẽ là cơn co thắt Braxton Hicks.
Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khuyên nên coi các cơn co thắt Braxton Hicks như một cơ hội để tập thở, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thực sự.
5. Làm gì khi cảm thấy không thoải mái?
Nhiều thai phụ cho biết các cơn co thắt ngày càng thường xuyên hơn khi họ vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như khi đi mua sắm. Nếu cảm thấy khó chịu thì hãy tìm chỗ để nằm xuống hoặc ngược lại, nếu đang nằm thì hãy ngồi dậy và đi lại.
Cách làm này sẽ giúp giảm đau hiệu quả:
- Tắm nước ấm.
- Uống nhiều nước vì các cơn co thắt có thể do cơ thể bị thiếu nước gây ra.
6. Khi nào cần tới bác sĩ?
Có thể gọi cho bác sĩ trong trường hợp các cơn co thắt có kèm theo dịch và máu từ “vùng kín”. Cho đến khi đủ tháng (từ tuần thứ 37), hãy gọi cho bác sĩ nếu các cơn co thắt đi kèm với đau thắt lưng, nếu xuất hiện nhiều hơn 3–4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc nếu khoảng cách giữa 2 cơn gò ngày càng ngắn thì đó là dấu hiệu sinh non.
Nếu đã mang thai được 37 tuần thì với các cơn co thắt kéo dài 60 giây và cứ 5 phút lặp lại 1 lần thì cần đến ngay bệnh viện.
Bài do Trợ lý bầu gửi
Là người bạn đồng hành, hàng ngày nhắc mẹ những điều cần biết để mang thai mạnh khỏe trong suốt thai kỳ.
BÌNH LUẬN



















































Kiến thức tuần 32