
Mẹ nó ơi, đau khớp háng và mu trong thời gian có thai là triệu chứng phổ biến hay gặp ở bà bầu, gây đi đứng khó khăn, hạn chế vận động, mệt mỏi và và stress trong suốt quá trình có thai.
Đau khớp háng thường xuất hiện trong tuần 18 đến 24 thai kỳ. Cơn đau sẽ giảm dần và mất hẳn sau sinh. Cơn đau sẽ tăng lên lúc mẹ đi lại, dạng hai chân hoặc đi lên xuống cầu thang và đặc biệt đau lúc thức dậy đi lại nữa đêm.
Nguyên nhân:
- Việc đứng lên ngồi xuống của thai phụ và việc thai nhi thúc xuống, cử dộng mạnh làm cho tử cung có những cơn co nhẹ.
-Do thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, các nội tiết thai kỳ như relaxin, progesterone làm các cơ khớp mu, háng mềm, giãn ra và trở nên lỏng lẻo mà dân gian hay gọi là xương chậu nở. Nhờ đó em bé có thể chui ra dễ dàng.
- Thay đổi cấu trúc của cơ thể: trọng lượng cơ thể mẹ tăng tì vào cột sống, mu, háng
- Thiếu canxi có thể là nguyên nhân gây đau khớp háng. Bởi khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể mẹ bầu có thể bị huy động để tạo và nuôi dưỡng thai nhi.
Do đó mẹ nên:
- Duy trì tư thế đúng, không tạo áp lực lên vùng xương háng
- Nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển, mang vác thêm vật nặng.
- Không mang giày, dép, guốc cao
- Tránh đứng trên một chân, duy trì một tư thế quá lâu
- Khi ngủ: nằm nghiêng 1 bên và giữ cho chân và phần hông hơi cong, cột sống thẳng.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cần bổ sung thêm các khoáng chất như canxi, magie…cho cơ thể
- Nếu quá đau: Paracetamol 500mg x 2 viên/ ngày. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc vì các thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đên mẹ và thai

