Tài khoản

user_avatar
BIBABO - ĂN DẶM   

An tâm làm mẹ.

07/2017

Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm bé chỉ huy BLW giai đoạn 2a: Bé tập bốc nhón (P2) Đã được sửa

Hướng dẫn mẹ cho bé ăn dặm bé chỉ huy BLW giai đoạn 2a: Bé tập bốc nhón (P1)

Quan sát bé để chuyển đổi giai đoạn phù hợp

Để chuyển đổi từ giai đoạn tập bốc sang giai đoạn bốc nhón, mẹ cần đảm bảo bé đã hoàn thiện kỹ năng bốc bằng cả bàn tay và có tín hiệu muốn chuyển sang tập bốc nhón. Dưới đây là tín hiệu chuyển giai đoạn của bé: 

- Bé giảm số ngón tay tham gia vào quá trình bốc, bé bốc bằng 4 rồi đến 3 ngón tay.
- Bé bỗng nhiên ăn "chững" lại như không chịu ăn, nhè thức ăn, nhai nhả, ăn ít đi.
- Bé bóp, ném đồ ăn, đòi ra khỏi ghế ăn, khóc lóc khi ngồi ăn.
- Bé cố gắng nhặt những mẩu thức ăn bị rơi vãi hoặc vừa bị bé bóp, cáu nếu không nhặt được.

Chuẩn bị thức ăn 

Khoảng thời gian bé học bốc nhón cũng là khoảng thời gian bé có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ năng xử lý thức ăn cả bên trong, lẫn bên ngoài. Ở giai đoạn này, 99% các bé ăn dặm bé chỉ huy đều đã biết nuốt và giảm đáng kể số lần bị ọe. Nhiều bé còn ọe không phải vì chưa nuốt tốt mà vì quá "tham" ăn, nhét quá nhiều đồ ăn vào miệng mình. Khả năng nhai của bé cũng được cải thiện, đặc biệt là khi mẹ cho bé tập nhai thịt. 

Cùng với những tiến bộ ở kỹ năng nhai, nuốt thì hệ tiêu hóa của bé cũng đã hoàn thiện hơn. Mẹ có thể vẫn sẽ thấy thức ăn lổn nhổn trong phân của bé, nhưng dường như chúng đã không còn là "ăn gì ra nấy" nữa mà đã nhỏ hơn - nhuyễn hơn, cũng có thể hơi hơi thành khuôn và tất nhiên là cũng nhiều thức ăn hơn. Lúc này, mẹ nên chuẩn bị thực phẩm và chế biến phù hợp với khả năng mới của bé. 

Lúc này, thay vì cắt thành miếng dài và to như ở giai đoạn 1, mẹ hãy cắt thức ăn nhỏ và ngắn hơn, từ 2/3 rồi dần dần đến 1/2 - 1/3 miếng thức ăn, có thể thành hình vuông và hình chữ nhật, có thể cắt miếng to nhỏ khác nhau để bé lựa chọn kích thước là phù hợp với "gọng kìm" nhỏ nhắn của mình. 

Đến cuối giai đoạn này, mẹ có thể cắt thức ăn thành dạng hạt lựu cho bé mà bé vẫn xử lý tốt được. Mẹ hãy quan sát thật kĩ để biết hình dạng, kích thước món ăn như thế nào thì sẽ khiến bé thích thú và dễ nhón lên. 

Giai đoạn này bé có thể bốc nhón thức ăn có hình dạng nhỏ hơn.

Mẹ cũng nên tăng dần độ cứng của thức ăn, tuy nhiên với các loại cá thì mẹ nên rán áp chảo hoặc nên lăn qua một lớp bột để bé cầm cho dễ, với thịt thì mẹ nên luộc mềm để bé "xé" và gặm bằng lợi dễ dàng hơn. 

Ở giai đoạn này mẹ đã có thể cho bé tập dùng ống hút. Mẹ có thể chọn mua các loại cốc tập uống như cốc tập uống đầu mềm mẫu mới cho bé 6m DrBrown's 180ml

để cho bé tập uống. Ban đầu bé có thể bị sặc do chưa biết cách điều chỉnh hơi, mẹ hãy bình tĩnh và cất cốc đi nếu bé có biểu hiện khó chịu, và tập cho bé tiếp vào hôm sau. Mẹ có thể cho bé tập bằng nước lọc, hoặc sữa.
Vào cuối giai đoạn bốc nhón, bé sẽ học thêm kỹ năng chấm và húp thức ăn. Do đó mẹ nên chuẩn bị thêm một số món dành để chấm như xốt hoặc súp để cho bé chấm cùng bánh mỳ hoặc cơm, thịt, cá và một số món dành để húp như canh, cháo loãng, sữa chua loãng, nước trái cây pha tỉ lệ 1:10, thậm chí là cả sữa mẹ. 

Khi cho bé ăn
Trước khi cho ăn, mẹ chú ý đảm bảo vệ sinh cho khay ăn và tay bé, cũng như tay của mẹ. 

Mẹ cho bé ngồi vào ghế ăn và đặt sẵn thức ăn trực tiếp lên khay, ở giai đoạn này, mẹ có thể đặt khoảng 3-4 miếng thức ăn các loại (nhóm tinh bột - rau, củ, quả - đạm) lên khay ăn của bé và để bé lựa chọn món ăn mình thích, hoặc mẹ có thể cho bé ăn rau củ trước, rồi mới cho bé ăn tinh bột và đạm sau.
Vào cuối giai đoạn tập bốc nhón, mẹ có thể bắt đầu để thức ăn vào đĩa ăn có chia ngăn, hoặc đĩa, bát ăn rồi đặt lên khay cho bé.
Các loại đĩa bát mẹ có thể dùng để cho bé ăn, xin mời mẹ tham khảo tại đây
Mẹ LUÔN LUÔN ngồi bên cạnh quan sát bé, lý tưởng nhất là để bé tập ăn vào cùng bữa cơm với gia đình. Mẹ không nên cố gắng hỗ trợ bé kể cả khi thấy bé rất vụng về mà chỉ nên quan sát và đừng luống cuống nếu bé ọe. Mẹ luôn nhớ nên cho bé ngồi thẳng lưng và không đưa thức ăn vào miệng hộ bé để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Duy trì kỷ luật bàn ăn 

Mẹ vẫn nên duy trì kỷ luật bàn ăn nhất định cho bé như: 

- Luôn luôn ngồi ghế ăn khi ăn.

- Không nhè, phun, ném thức ăn.
- Ngừng cho bé ăn khi bé quấy, khóc, đòi ra khỏi ghế ăn, nghịch trên ghế ăn.

Thay đổi đa dạng món ăn, màu sắc của món

Ở giai đoạn này, mẹ đã có thể cho bé ăn đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột - rau, củ, quả trong cùng một bữa ăn, tham khảo bài viết Gợi ý mẹ cách thiết kế bữa ăn vừa đủ chất, vừa ngon miệng cho trẻ theo từng tháng tuổi.
Hình thức chế biến món ăn cũng đa dạng hơn, mẹ có thể nướng, xào, rán (hạn chế), trộn làm salad, sinh tố, kết hợp các thực phẩm với nhau,... Tuy nhiên, mẹ vẫn cần đảm bảo không nêm mắm, muối, đường vào món ăn của bé mẹ nhé. 

 

Chúc hành trình ăn dặm của mẹ và bé tiến triển thuận lợi!