Tài khoản

Hướng dẫn ăn dặm truyền thống giai đoạn 12-18 tháng (P1)

Vậy là mẹ đã trải qua 6 tháng ăn dặm cùng bé. Sau khi bé tròn 1 tuổi, thì thực phẩm đã thay thế vị trí của sữa, trở thành nguồn cung cấp dưỡng chất chính của bé! Lúc này đã có thể nói là đã kết thúc giai đoạn ăn dặm của bé, và bé bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn ăn thành bữa, và ăn với lượng nhiều hơn, đa dạng cùng cân bằng hơn. Nếu mẹ đã tuân theo nguyên tắc tăng độ thô của món ăn trong 6 tháng trước, thì lúc này, khả năng xử lý thức ăn của bé đã khá ổn rồi. Bibabo sẽ tiếp tục hướng dẫn mẹ những bí quyết cần nhớ khi cho bé ăn trong giai đoạn 12-18 tháng nhé! 


Trước khi cho bé ăn, mẹ hãy nhớ: 

Giai đoạn 4 (bé 12-18 tháng tuổi): 

  • Thực phẩm chính: Cháo đặc, thức ăn băm to - Cháo đặc, thức ăn cắt/thái nhỏ - Cơm nát, thức ăn băm to hoặc cắt/thái nhỏ - Trái cây cắt miếng nhỏ - Sữa chua, phô mai... 
  • Thực phẩm bổ sung: Sữa mẹ/ sữa công thức/sữa tươi (ưu tiên loại không đường, nguyên kem). 
  • Số bữa ăn dặm trong ngày: 2-3 bữa cháo/cơm và 1-2 bữa ăn nhẹ. 
  • Lượng ăn trong 1 ngày: Khoảng 2 bát cháo con (mỗi bát 100-200ml) hoặc 1 bát cơm nát con - 100-300g trái cây - 300-500ml sữa/ngày - Sữa chua/ phô mai 50-100g/ngày . 
  • Lịch ăn gợi ý: 6h: ăn sáng - 9h: bú sữa - 12 giờ:ăn trưa - 15 giờ: ăn nhẹ sữa - 18h: ăn tối – sau 18h đến sáng hôm sau: bú sữa.



Lượng ăn và số bữa ăn những ngày tiếp theo
Mẹ vẫn duy trì nguyên tắc gia tăng lượng ăn theo thời gian và nhu cầu của bé nhé. Trong khi cho bé ăn, nếu mẹ thấy bé có biểu hiện no, không muốn ăn nữa thì hãy ngừng lại và đừng ép bé, ngày hôm sau mẹ cho bé ăn ít hơn một chút hoặc giữ nguyên lượng ăn. Ngược lại, nếu mẹ thấy bé đã ăn hết bát rồi mà vẫn còn thèm ăn, thì ngày hôm sau mẹ hãy tăng thêm lượng ăn cho bé nhé. 

Mẹo vặt: Mẹ nên lấy vào bát từng ít một, khi bé ăn hết mẹ mới lấy thêm. Mẹ đừng lấy nhiều một lúc, bé nhìn thấy nhiều quá thì có thể sẽ sợ đấy! 


Trong giai đoạn 4 của ăn dặm truyền thống, số bữa ăn theo từng tháng của bé có thể theo sơ đồ như sau: 

12-14 tháng tuổi

Ngày ăn 1 bữa cháo - 1 bữa cơm nát kèm thức ăn. Có thể thay bằng súp, mỳ. bún, nui... Bữa ăn gói gọn 30 phút.
2 bữa ăn nhẹ (trái cây, phô mai, sữa chua..) 

14-16 tháng tuổi

Ngày ăn 1 bữa cơm nát - 1 bữa cơm mềm kèm thức ăn. Có thể thay bằng súp, mỳ, bún, nui, bánh mỳ.... Có thể ăn trái cây sau khi ăn cơm xong. Bữa ăn gói gọn 30 phút.
2 bữa ăn nhẹ (trái cây, phô mai, sữa chua..) 

16-18 tháng 

Ngày ăn 2 bữa cơm mềm kèm thức ăn. Có thể thay bằng súp, mỳ, bún, nui, bánh mỳ.... Có thể ăn trái cây sau khi ăn cơm xong. Bữa ăn gói gọn 30 phút.
2 bữa ăn nhẹ (trái cây, phô mai, sữa chua..) 

Mẹ lưu ý đây chỉ là hướng dẫn tham khảo, tùy vào thực tế và nhu cầu của bé mà mẹ điều chỉnh số bữa ăn cũng như lượng ăn cho phù hợp nhé 


Lường trước giai đoạn biếng ăn sinh lý của bé  

Trong khoảng từ 12-18 tháng, bé sẽ trải qua khoảng 2-3 giai đoạn biếng ăn sinh lý nghiêm trọng với thời lượng từ 1 tuần - 6 tuần (tùy thuộc từng bé, có bé nhiều nhất là 8 tuần) do trùng với giai đoạn Tuần khủng hoảng (Tuần phát triển kỹ năng và tinh thần, xem thâm tại đây[dẫn link]) của bé. Những giai đoạn đó sẽ rơi vào các thời điểm gần 14 tháng, gần 16 tháng và gần 18 tháng. Mẹ cần lường trước được giai đoạn này, để không rơi vào bẫy ăn dặm tiêu cực như ép bé ăn, dụ bé ăn bằng tivi, ipad, đồ chơi hay cho bé đi ăn rong.
Nếu bé rơi vào giai đoạn biếng ăn sinh lý này mẹ cần xem lại nếp sinh hoạt của con và sắp xếp lại nếp cho hợp lý, giảm hoặc cắt số lần bú đêm của bé, và kiên nhẫn chờ nó qua đi. Tuyệt đối không ép bé ăn mà hãy tôn trọng nhu cầu của bé, cho bé ăn khi bé đói và ngừng lại ngay khi bé không muốn ăn tiếp.


Mời mẹ xem tiếp tại: Hướng dẫn ăn dặm truyền thống cho bé 12 - 18 tháng (P2)

06/2017.  
  Thích
  Facebook