Tài khoản

Hướng dẫn ăn dặm truyền thống giai đoạn 12-18 tháng (P2)

Hướng dẫn ăn dặm truyền thống giai đoạn 12-18 tháng (P1)

Tăng độ thô của thức ăn 

Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn riêng từng món, thay vì trộn chung vào một bát như trước. 

Mẹ tiếp tục tăng độ thô để phát triển kỹ năng ăn thô của bé: 

  • Với các món tinh bột:

    •  Ở giai đoạn khi bé được 12-14 tháng: Mẹ nên giảm dần cho bé ăn cháo, và nên nấu cháo với tỉ lệ 50% và cho bé ăn cơm nát và nên để các món ăn riêng, thay vì cho chung vào một bát và trộn lên. Mẹ không nên nấu cơm bình thường rồi nhá cho bé ăn nhé, rất mất vệ sinh đấy ạ. Bé hoàn toàn có thể xử lý được mà. Mẹ cho bé ăn thêm các loại bún, mỳ, nui được nấu mềm và cắt nhỏ. 

    •  Ở giai đoạn khi bé được 14-16 tháng: Mẹ ngừng cho bé ăn cháo (chỉ thỉnh thoảng cho ăn để đổi món), tăng dần độ khô của cơm, để lúc này bé có thể ăn cơm mềm (nấu hơi nhiều nước so với cơm của người lớn) và tách riêng các món ăn. Bún mỳ nui được nấu mềm và cắt to hơn. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 16-18 tháng: Mẹ ngừng cho bé ăn cơm nát mà cho ăn cơm mềm hoàn toàn, thức ăn tách riêng. Bún, mỳ, nui nấu mềm, để nguyên, không càn cắt. 
  • Với rau củ, trái cây: 

    • Ở giai đoạn khi bé được 12-14 tháng: Mẹ thái, cắt làm sáu rồi làm tư miếng thức ăn. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 14-16 tháng: Mẹ thái, cắt làm tư rồi làm ba miếng thức ăn. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 11-12 tháng: Mẹ thái, cắt làm đôi rồi tiến tới để nguyên miếng thức ăn. 
  • Với các loại thịt: 
    • Ở giai đoạn khi bé được 12-16 tháng: Thịt được thái dầy hơn giai đoạn 11-12 tháng, và sau khi được nấu chín, chỉ cắt/xé ra làm đôi hoặc làm 3 miếng thịt đã thái. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 16-18 tháng: Thịt được thái to và sau khi được nấu chín thì không cắt đôi hoặc không cần cắt nữa. Cách 2 là thịt để nguyên miếng rồi nấu, sau đó có thể được cắt làm đôi hoặc làm tư.  

Tiếp tục phát triển khả năng cầm nắm thức ăn của bé

Với điều kiện là bé luôn luôn ngồi trên ghế ăn.
Mẹ cắt thức ăn thành hình bao diêm, hình vuông, và hình hạt lực để cho bé cầm nắm.

Độ mềm của thức ăn là mềm hơn người lớn ăn một chút, nhưng không quá nát. 

Khi bé được khoảng 14 tháng trở lên và nếu mẹ thấy kỹ năng bốc thức ăn cũng như xử lý thức ăn của bé đã rất tốt rồi, thì mẹ có thể bắt đầu giới thiệu thìa cho bé cầm chơi, và dần dần tập cầm thìa tự ăn.
Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn cho bé tập cầm thìa, tại đây [link]


Duy trì kỷ luật bàn ăn 

Mẹ vẫn nên duy trì kỷ luật bàn ăn nhất định cho bé như: 

- Luôn luôn ngồi ghế ăn khi ăn

- Không nhè, phun, ném thức ăn
- Ngừng cho bé ăn khi bé quấy, khóc, đòi ra khỏi ghế ăn, nghịch trên ghế ăn

- Nếu bé nhè thức ăn ra và quay đi, chứng tỏ bé đã no, mẹ hãy kết thúc bữa ăn tại đây nhé. 


Thay đổi đa dạng món ăn, màu sắc của món

Chú ý cách trình bày để bé hào hứng hơn như cho bé với nguyên liệu đa dạng, phong phú hơn nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc chế biến, không nêm đường, muối vào thức ăn. 

Mẹ có thể thử trình bày món ăn thành các hình thù ngộ nghĩnh, món nă nhiều màu sắc, tách riêng các món thay vì cho ăn chung như giai đoạn dưới 1 tuổi. 

Mẹ có thể cho bé tập dùng thìa và vào cuối giai đoạn này (16-18 tháng), mẹ sẽ để bé cùng vào bếp chuẩn bị bữa ăn, chuẩn bị món ăn với mẹ để bé cảm thấy hào hứng hơn với bữa ăn. 


Chúc mẹ và bé luôn có những bữa ăn thật vui vẻ!


06/2017.  
  Thích
  Facebook