Tài khoản

Hướng dẫn ăn dặm truyền thống giai đoạn 9-12 tháng (P2)

Hướng dẫn ăn dặm truyền thống giai đoạn 9-12 tháng (P1)

Tăng độ thô của thức ăn 

Giai đoạn này, mẹ tiếp tục tăng độ thô để phát triển kỹ năng ăn thô của bé đồng thời chuẩn bị các món ăn bốc để hướng dẫn bé cách tự xử lý thức ăn nhé: 

  • Tăng độ đặc:

    • Ở giai đoạn khi bé được 9-10 tháng: Mẹ nên ngừng cho bé ăn bột mà chuyển cho bé ăn cháo và súp. Mẹ cho bé ăn cháo, súp với độ đặc khoảng 25-30%. 

    • Ở giai đoạn khi bé được 10-11 tháng: Mẹ cho bé ăn cháo, súp với độ đặc khoảng 30-35%. Mẹ có thể cho bé ăn thêm Nui, bún, phở được nấu kỹ và cắt thật nhỏ. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 11-12 tháng: Mẹ cho bé ăn cháo, súp với độ đặc khoảng 35-45%. Thậm chí có một số bé đã có thể ăn được cơm nát, nui, bún, phở, bánh mỳ nâu với sữa nấu kỹ, cắt lớn hơn giai đoạn 10-11 tháng. Cháo và súp có trộn thức ăn hơi lợn cợn được ninh mềm, nhưng không quá nát và không xay nhuyễn. 
  • Với rau củ, trái cây: 

    • Ở giai đoạn khi bé được 9-10 tháng: Mẹ không xay mà nghiền mịn rồi nghiền rối với các loại rau củ hấp hoặc trái cây. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 10-11 tháng: Mẹ chuyển sang thái nhỏ rồi dằm rối rau củ  trước khi trộn vào cháo, hoặc dằm rối trái cây đã cắt nhỏ trước khi cho bé ăn trực tiếp. 
    • Ở giai đoạn khi bé được 11-12 tháng: Mẹ chuyển sang thái, cắt làm 12 đến 10 phần miếng thức ăn. 
  •  Với các loại thịt: 
    • Ở giai đoạn khi bé được 9-10 tháng: mẹ băm rối hơn so với tháng trước (ví dụ có thể trước đây mẹ băm thịt mất 20 lần hạ dao thì giờ chỉ băm 12-15 lần).
    • Ở giai đoạn khi bé được 10-11 tháng: Mẹ thái thịt thật mỏng, nấu xong thì cắt/xé thật nhỏ, rồi mới trộn vào cháo.  
    • Ở giai đoạn khi bé được 11-12 tháng: Thịt được thái dầy hơn, và được cắt to hơn gấp đôi so với giai đoạn 10-11 tháng. 


Tiếp tục phát triển khả năng cầm nắm thức ăn của bé

Với điều kiện là bé luôn luôn ngồi trên ghế ăn.
Tùy thuộc vào khả năng cầm nắm và cho thức ăn vào miệng, xử lý thức ăn khi ở trong miệng mà bé quyết định hình dáng của món ăn. Mẹ có thể vẫn để hình thanh dài, không cắt lượn sóng nữa, hoặc nếu bé nuốt tốt hơn và biết bốc nhón (dùng ngón cái và ngón trỏ để bốc) thì mẹ có thể chuẩn bị thức ăn có hình vuông, chữ nhật, to bằng bao diêm, và nhỏ dần theo sự tiến bộ của bé. Độ mềm của thức ăn là mềm hơn người lớn ăn một chút, nhưng không quá nát. 

 Image result for BLW food
Minh họa thức ăn cho bé tập cầm, nắm (Cà rốt, Súp lơ trắng, Nui, Khoai tây, Bí đỏ, Táo)

Mẹ nhớ phải hiểu biết kỹ về cách sơ cấp cứu cho bé khi bị hóc trước khi cho bé tập cầm nắm thức ăn nhé. Mẹ có thể tham khảo tại link này, [Minh họa 4 bước sơ cứu cho trẻ bị hóc]

Duy trì kỷ luật bàn ăn 

Mẹ vẫn nên duy trì kỷ luật bàn ăn nhất định cho bé như: 

  • Luôn luôn ngồi ghế ăn khi ăn
  • Không nhè, phun, ném thức ăn
    Ngừng cho bé ăn khi bé quấy, khóc, đòi ra khỏi ghế ăn, nghịch trên ghế ăn
  • Nếu bé nhè thức ăn ra và quay khỏi bát cháo, chứng tỏ bé đã no, mẹ hãy kết thúc bữa ăn tại đây nhé. 

Thay đổi đa dạng món ăn, màu sắc của món

Chú ý cách trình bày để bé hào hứng hơn như cho bé ăn thêm  cháo, súp, nui, mì, các món xào, nướng, hấp sinh tố... với nguyên liệu đa dạng, phong phú hơn nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc chế biến như thử dị ứng, không nêm đường, muối vào thức ăn. 

Mẹ nên tách riêng các món ăn và có thêm nhiều món đa dạng hơn là chỉ có mỗi cháo hoặc súp cho bé ăn.

Chúc hành trình ăn dặm của mẹ và bé luôn tiến triển thuận lợi!

06/2017.  Có 1 thích.  
  Thích
  Facebook