Tài khoản

Một số hiểu lầm thường gặp và sự thật khi mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (P3)

Một số hiểu lầm thường gặp và sự thật khi mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (P1)

Một số hiểu lầm thường gặp và sự thật khi mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (P2)

Mặc dù phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (Baby led weaning) đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều bậc phụ huynh e ngại những vấn đề xoay quanh phương pháp này. 

Trong đó, có không ít những e ngại chỉ là những hiểu lầm khi cha mẹ chưa tìm hiểu kỹ về phương pháp. Dưới đây là 3 hiểu lầm phổ biến nhất của các bậc phụ huynh khi tìm hiểu về phương pháp ăn dặm này:
Hiểu lầm 1: Mẹ cho bé ăn thô sớm như thế con sẽ bị hóc.
Hiểu lầm 2: Bé chưa có răng sẽ không thể nhai được thức ăn  

Hiểu lầm 3: Mẹ cho bé ăn thô sớm sẽ hại dạ dày 

Liệu có hiểu lầm nào trên đây là đúng sự thật hay không? Mẹ hãy cùng Bibabo đi tìm lời giải đáp từ cuốn sách Ăn dặm không phải là cuộc chiến nhé:

 

Hiểu lầm 3 

Mẹ cho bé ăn thô sớm có hại dạ dày hay không? 

"Khi được nghe kể về phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, mọi người ngay lập tức hốt hoảng và la lên rằng: “Ăn thô thế hại dạ dày đấy”, thậm chí kinh khủng hơn, người ta còn nghĩ "ăn thô thế làm thủng bao tử"
 Điều đáng buồn là khi dạo quanh các diễn đàn nước ngoài về chủ đề này, tôi nhận thấy không một phụ huynh nào có băn khoăn về việc ăn thô làm hại dạ dày hay hệ tiêu hóa của trẻ. Trong khi, truyền thuyết này lại vô cùng phổ biến ở Việt Nam và nó trở thành nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều gia đình dù nhận thấy ích lợi của phương pháp BLW nhưng vẫn quyết định không cho con ăn. 

Điều quan trọng đầu tiên để loại bỏ mối hoài nghi này đó là chúng ta cần hiểu rõ cơ chế họat động của hệ tiêu hóa.   

Trong quan niệm của nhiều người, hệ tiêu hóa hay phổ biến nhất là dạ dày hoạt động giống cơ chế một chiếc máy xay sinh tố, tức là bỏ thức ăn vào và dạ dày sẽ phải xay nhỏ ra mà không có một sự trợ giúp hóa học nào. Bởi vì lầm tưởng này mà tiếp nối đến lầm tưởng khác, tức là thức ăn thô, thức ăn to qúa vào dạ dày thì dạ dày sẽ không "xay được" gây tổn thương cho dạ dày, hay thậm chỉ nhiều người còn nghĩ con sẽ bị bục dạ dày.
THỰC TẾ THÌ ĐÂY CHÍNH LÀ HIỂU LẦM TAI HẠI VÀ TRẦM TRỌNG NHẤT CỦA CHÚNG TA HIỆN NAY.


Dưới đây là những kiến thức đúng về chức năng và cách tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa đã được tham khảo từ ý kiến của các bác sĩ tiêu hóa  :
1. Bắt đầu quá trình tiêu hóa:  
Đường tiêu hóa là một đường ống uốn lượn xuyên suốt chiều dài cơ thể. Các bộ phận trong hệ tiêu hóa gồm có: Khoang miệng gồm lưỡi răng nướu làm nhiệm vụ nhai và nuốt thức ăn , tiếp đến là cuống họng là đường đi của thức ăn để vào thực quản . Thực quản xuyên suốt phần trên và dưới của khoảng ngực, nối cuống họng với dạ dày dùng để vận chuyển thức ăn
Dạ dày dẫn đến ruột non và cuối cùng là ruột già (đại tràng).

Quá trình tiêu hóa thức ăn đã được bắt đầu ngay khi chúng ta cho thức ăn vào miệng, tức là hoạt động nhai và nuốt thức ăn. Như vậy, trước khi vào đến dạ dày, thức ăn đã được tiêu hóa trước ở miệng. 

Đây chính là nhiệm vụ làm nhỏ thức ăn của miệng. Khi ăn thô bé sẽ phải nhai để vừa làm nhỏ thức ăn vừa trộn nước bọt vào thức ăn.  Trong nước bọt có enzyme tiêu hoá tên là amylase để tiêu hoá tinh bột từ đường phức thành đường đơn, vì vậy nhai kỹ sẽ giúp dạ dày bớt quá tải.


2. Quá trình tiêu hóa thức ăn chính trong dạ dày
Dạ dày có 2 chức năng tiêu hóa: Chứa thức ăn và Tiếp tục tiêu hóa sơ bộ thức ăn.

a. Chức năng chứa thức ăn của dạ dày :
Do dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa và cơ của nó rất đàn hồi nên dạ dày có khả năng chứa đựng rất lớn, có thể đến vài lít. 

Đến cuối bữa ăn, thức ăn được chứa ở vùng thân của dạ dày theo thứ tự sau  

Thức ăn vào trước nằm ở xung quanh tiếp xúc với niêm mạc dạ dày.

Thức ăn vào sau nằm ở chính giữa.

b. Quá trình tiêu hóa trong dạ dày 

Giai đoạn đầu sau khi ăn, trong dạ dày có 2 quá trình tiêu hóa thức ăn:

Thức ăn ở giữa dạ dày chưa ngấm dịch vị, pH còn trung tính nên amylase nước bọt còn tiếp tục phân giải tinh bột chín thêm một thời gian nữa cho đến khi phần thức ăn ở giữa cũng ngấm dịch vị thì amylase nước bọt mới ngừng hoạt động.

Thức ăn nằm xung quanh đã ngấm dịch vị và được dịch vị tiêu hóa. Dịch vị gồm có axit Chlorhydric, dung môi albumin của dạ dày giup cho việc thủy phân protein thành những thành phần đơn giản hơn. Tinh bột trong dạ dày được thủy phân cho đến khi thức ăn đậm tính axit mới thôi. Lúc này việc tiêu hóa tinh bột cơ bản kết thúc. 

c. Hoạt động cơ học của dạ dày

Bình thường tâm vị của dạ dày  đóng kín, khi động tác nuốt đưa thức ăn xuống sát ngay trên tâm vị thì thức ăn sẽ kích thích gây ra phản xạ ruột làm tâm vị mở ra và thức ăn đi vào dạ dày. Thức ăn vừa vào sẽ kích thích dạ dày gây ra phản xạ ruột làm tâm vị đóng lại. Tâm vị sẽ tiếp tục mở ra khi động tác nuốt tiếp tục đưa lượng thức ăn khác xuống sát ngay trên tâm vị.

Thức ăn sẽ ở lại dạ dày đến khi hoàn toàn biến thành dung dịch và được quấy trộn không ngừng để hoàn toàn trộn lẫn với dịch vị. Hoạt động quấy trộn đó của dạ dày được gọi là nhu động.
Khi thức ăn đi vào dạ dày thì nhu động bắt đầu xuất hiện. Đó là những làn sóng co bóp lan từ vùng thân đến vùng hang dạ dày, khoảng 15 - 20 giây một lần, càng đến vùng hang vị , nhu động càng mạnh.

Nhu động của dạ dày có 2 tác dụng:

- Nghiền nhỏ thức ăn thêm nữa và trộn đều thức ăn với dịch vị để tạo thành dung dịch.

- Đẩy phần dung dịch nằm ở xung quanh đi xuống hang vị và ép vào khối  dung dịch  này một áp suất lớn để làm mở môn vị, đẩy dung dịch đi xuống ruột non.

3. Hoàn thành quá trình tiêu hóa
Dung dịch thức ăn đi xuống phần đầu ruột non (hoành tá tràng) vẫn tiếp tục được tiêu hóa. Dịch vị từ tụy và gan giúp thủy phân dung dịch thức ăn. Việc thủy phân protein kết thúc, mỡ được thủy phân thành các phần nhỏ hơn, sự thủy phân tinh bột được hoàn thành. 

Thức ăn qua tiêu hóa ở đây được hấp thụ vào máu và tuyến dịch lymphô. 

Trong đại tràng, nước bị thấm hút còn chất cặn bã thô, rắn thành chất thải và được đẩy ra ngoài.

Như vậy, cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày không hề giống như cơ chế của một chiếc máy xay, nghiền. Do đó, truyền thuyết : Ăn thức ăn thô hại dạ dày là một truyền thuyết hoàn toàn sai lầm
Thực tế ăn thô không hại cho dạ dày mà lại giúp cho dạ dày và ruột của bé. Bởi đơn giản bé có thời gian nhai nhỏ thức ăn và trộn amylase vào thức ăn hỗ trợ cho quá trình nghiền nhỏ thức ăn của dạ dày. 

Bạn nghĩ rằng cho con ăn lỏng, nhuyễn là giúp cho con tiêu hóa dễ dàng hơn nhưng thực tế lại làm cho ruột quá tải khi thức ăn không được trộn men tiêu hóa một cách tự nhiên. Đối với thức ăn nhuyễn bé chỉ cần nuốt nên đã bị thiếu đi dịch vị. 

Khi vào đến dạ dày, do không cần co bóp nhiều nữa nên cũng làm giảm lượng dịch vị được trộn vào thức ăn. Ngoài ra các bé được đút thường bị cho ăn quá nhanh trong khi các bé được tự ăn ngay từ đầu sẽ không bị hối thúc ăn nên thường dành nhiều thời gian để nhai hơn trước khi nuốt cũng như nạp vào hệ tiêu hóa một lương thức ăn nhỏ hơn giúp cho qúa trình tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Việc ăn thức ăn nghiền nhuyễn kéo dài sẽ dẫn tới các tuyến tiết dịch trong cơ thể giảm tiết dịch và dẫn đến hiện tượng chán ăn. Bé chán ăn mẹ lại cho uống men tiêu hóa và nếu dừng uống bé lại chán ăn bởi cơ thể bé không tự tiết ra các men tiêu hóa tự nhiên mà bị phụ thuộc vào men được bổ sung bên ngoài. Như cái vòng luẩn quẩn các mẹ không tìm ra lời giải trong khi chính phương pháp cho ăn thiếu khoa học lại chính là câu trả lời.

Ngoài ra, khoa học hiện nay đã chứng minh bệnh đau dạ dày chủ yếu  là do vi khuẩn có tên Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Ngoài ra các nguyên nhân khác của đau dạ dày là :  một chế độ ăn uống không điều độ (ăn quá nhanh, ăn vặt, ăn không đúng bữa, ăn trước khi đi ngủ, vừa ăn vừa hoạt động - chạy nhảy, xem tivi ), hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu cũng như tình trạng stress kéo dài. Như vậy, không hề có lý thuyết nào nói rằng ăn thức ăn không nghiền nhuyễn là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày."
*Trích sách, "Ăn dặm không phải là cuộc chiến" 





07/2017.  Có 2 thích.   Đã có 1 phản hồi.
  Thích
  Facebook