Tài khoản

user_avatar
Hạnh Uyên   

Tham gia từ tháng 10/2017 .

05/2018

Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi

#gai3m21d #tringhetmui Thời tiết thay đổi, làm bé dễ bị cảm gây nên nghẹ mũi Một số triệu chứng nghẹt mũi có thể như khó khăn khi bú; khóc, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng... Cách để giúp bé khi bị nghẹt mũi Giữ cho môi trường xung quanh bé thoáng mát -Nhỏ nước muối natri 0,9%, khi bé bị nghẹt mũi, các mẹ hãy nhỏ cho bé ngày 4-5 lần, mỗi lần 2-3 giọt. Kết hợp với nhỏ nước muối trong mũi của bé, mẹ hãy mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho bé dễ thông. Bình thường, để phòng tránh cho bé, các mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý. -Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ: Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng tay day day cánh mũi cho bé, bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. -Khi bé bị nghẹt mũi thì thường phải thở bằng miệng, nên có thể làm bé bị mất nước. Mẹ hãy đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước của bé. -Lấy 1 bát nước nóng nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm-khuynh diệp. Cho bé ngửi, giúp thông mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ. Ngoài ra, hơi nước nóng giúp làm loãng dịch đờm trong mũi họng, khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi về đêm dễ chịu hơn. Massage bàn chân bé bằng tinh dầu tràm-khuynh diệp. Lấy 1 lượng vừa đủ thoa lên bàn chân bé, chà xát làm nóng lòng bàn chân. Giúp lưu thông mũi. Trẻ trên một tuổi có thể uông siro có thành phần mật ong, bạc hà giúp thông mũi. Các mẹ có thể tự làm cho trẻ. Mẹ theo dõi nếu trẻ không giảm mà nặng hơn hãy đưa trẻ đi khám nhé.