Tài khoản

user_avatar
BIBABO   

An tâm làm mẹ.

09/2017

Bầu ngực mẹ thay đổi "kì diệu" như thế nào ở những tuần cuối thai kì?

Khi mang thai đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn có rất nhiều những thay đổi rất dễ dàng cảm nhận được, và sự thay đổi của bầu ngực là rõ rệt nhất. Vào những tuần cuối của thai kì, những thay đổi này đôi khi sẽ làm mẹ hơi khó chịu đấy.

1. Kích thước

Khi thai kỳ bắt đầu phát triển mạnh thì núi đôi cũng lớn dần lên rõ rệt. Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy kích thước ngực có thể tăng thêm đến 1-2 cm và việc thay đổi size áo ngực thường xuyên là rất cần thiết. 

Gần đến những ngày sinh nở, ngực sẽ không ngừng phát triển cùng với sự to lên của bụng bầu và vì thế nên mẹ bầu sẽ có cảm giác nặng nề hơn.

2. Màu sắc nhũ hoa

Màu sắc nhũ hoa thời gian này thường có màu hồng nâu. Nguyên nhân là do việc lưu thông máu trong thời gian mang thai tăng lên đáng kể ở bộ phận này. Sẽ có thêm những nốt da gà nhỏ nổi xung quanh quầng núi đôi. Đây là nơi sản xuất các tia sữa và giúp bé dễ dàng ti mẹ hơn, nhất là khi mới chào đời.

3. Rò rỉ sữa non

Thời gian này, nhiều mẹ còn thấy xuất hiện sữa non nữa. Chất lỏng màu vàng nhạt chính là sữa non chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và rất giàu kháng thể dành cho trẻ sơ sinh.

Kết quả hình ảnh cho ngực của phụ nữ khi mang thai

Tuyến sữa trong bầu ngực mẹ bầu sẽ thay đổi từng ngày.

4. Những dấu hiệu đáng lo ngại, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay!

Núm ti ẩn

Trong một số trường hợp, núm ti có thể ẩn vào trong và điều này sẽ gây những rắc rối nghiêm trọng khi bắt đầu thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, nếu mẹ nhận thấy núm ti mình có dấu hiệu phẳng hoặc ẩn vào bên trong, nên trao đổi với bác sĩ để được sử dụng những dụng cụ kéo núm ti ra.

Ngực bị căng sữa

Hiện tượng này thường xảy ra vào tháng cuối thai kỳ và giai đoạn cho con bú. Thời gian này, cơ thể mẹ đang trong quá trình sản xuất sữa nhiều và chúng có thể gây ra hiện tượng căng sữa. Lúc này, mẹ bầu có thể sử dụng cách chườm đá lạnh và massage bằng vòi hoa sen nước ấm.

Viêm núi đôi

Tình trạng bệnh này có thể phát triển trong thời gian mang thai và sau sinh. Dấu hiệu của bệnh là núi đôi đau đớn và căng tức. Căn bệnh này thường có nguyên nhân do nhiễm trùng và phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chữa trị bệnh kịp thời.

Những tuần cuối thai kì mẹ nên đặc biệt chăm sóc bầu ngực cẩn thận, nếu có gì bất thường thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ trực tiếp khám thai cho mẹ để chuẩn bị cho con nguồn sữa dồi dào khi chào đời nhé.