Tài khoản

user_avatar
❤️ Mẹ Su ❤️   

Tham gia từ tháng 02/2018 .

09/2018

Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thời tiết, thức ăn cũng như tất cả môi trường tác động xung quanh. Những biều hiện thường thấy của bệnh ngoài da của bé là đốm đỏ, rôm sảy, ngứa. Tìm hiểu đầy đủ về các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh để có cách điều trị, phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cũng như thẩm mỹ cho làn da của bé.

Các bệnh ngoài da lành tính ở trẻ sơ sinh

Các bệnh ngoài da lành tính thường xuyên gặp ở trẻ sơ sinh, bé có thể tự lành với những bệnh ngoài da loại này.


Da có mụn đỏ: Thường xuất hiện ở da mặt khi bé được 2 đến 3 tuần tuổi và biến mất khoảng vài tuần sau đó.


Da bé bị lạnh, ẩm và lốm đốm: Là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nó bao gồm các khu vực xen kẽ của các mạch máu giãn ra và hẹo, mang đến cho làn da màu sắc như cẩm thạch đỏ và trắng. Thường chỉ xuất hiện khi bé bị lạnh. Nếu thấy các dấu hiệu trên, mẹ cần giữ ấm và giữ kín gió cho bé.


Da bé có ban đỏ: Các nốt phát ban có phần tâm màu vàng hoặc trắng, xung quanh nổi đỏ, xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên người bé. Thông thường, khi mới sinh hoặc trong khoảng 2-3 tuần lễ đầu tiên, da bé sẽ nổi ban đỏ. Chúng tự lành trong vài giờ, hoặc 8 đến 10 ngày sau đó.


Mụn đầu trắng: Với các bé sinh khoảng cận ngày dự sinh hoặc trễ hơn thường xuất hiện mốt số mụn đầu trắng trên mũi. Các mẹ hãy yên tâm, loại mụn này vô hại và sẽ tự động biến mất sau vài tuần.


Bớt sắc tố: Đây là những vùng da màu xanh xám thường xuất hiện ở khu vực gần mông trẻ, thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên. Vết bớt này có thể nhạt dần khi bé khoảng 2 tuổi và biến mất khi bé 5 tuổi.


Vernix: Chất bã màu trắng bao phủ và bảo vệ làn da bé trong bụng mẹ vẫn có thể lưu lại trên da bé sau khi bé chào đời. Nó vô hại và có thể dễ dàng lau sạch. Tuy nhiên mẹ nên để nó bong tróc tự nhiên và không nên có tác động, vì da bé rất nhạy cảm và làm vậy có thể dễ khiến da bé chảy máu.


Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh

Viêm da tiết bã là một rối loạn về da phổ biến, chủ yếu xuất hiện tại vùng da đầu, gây ra vảy, ngứa, da đỏ và gàu. Đối với trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, ngực, lưng và các khu vực có dầu khác của cơ thể.


Viêm da tiết bã không gây hại và ít để lại hậu quả nghiệm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu cho bé và khá khó coi. Điều trị bệnh bằng cách phát hiện sớm dấu hiệu và triệu chứng của nó và sử dụng kết hợp của các bước tự chăm sóc và thuốc không cần toa.


Cụ thể, để trị chứng viêm da trên đầu bé, mẹ nên gội đầu cho bé với dầu gội lành tính, sau khi lau khô, dùng lược chải nhẹ nhàng. Mẹ không nên gội đầu quá nhiều vì nó có thể làm cho da đầu bé bị khô. Có thể dùng dầu em bé thoa lên da đầu để làm mềm các vảy. Về các loại thuốc thoa, mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa. Bệnh sẽ được cải thiện khi bé lên 4 tháng tuổi.


Phát ban Eczema

bệnh Eczema


Phát ban eczema ở trẻ sơ sinh xuất hiện trên trán, má hay da đầu bé với những mảng da khô, dày, bóc vảy hoặc mụn đỏ, nhỏ và có thể lây sang các bộ phận khác của cơ thế bé nếu không phát hiện và điều trị kịp thời


Khi phát hiện bé có dấu hiệu nhiễm bệnh ở da, mẹ nên thường xuyên tắm nước ấm hằng ngày cho bé. Sau khi tắm xong, mẹ thoa lotion dưỡng ẩm, không mùi, dịu nhẹ cho làn da bé. Cùng với đó, mẹ nên chọn trang phục với chất liệu mềm, nhẹ và thoáng


Viêm da do tiếp xúc

Khi bé tiếp xúc với những chất lạ, làn da bé rất dễ kích ứng và bị phát ban. Điều trị bệnh cũng tương tự như phát ban eczema, nhưng trước hết mẹ nên tìm ra nguyên nhân khiến da bé bị ứng để hạn chế, phòng ngừa cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.


Phát ban do nhiệt, rôm sảy

Phát ban do nhiệt, rôm sảy


Vào mùa hè nắng nóng, da trẻ sơ sinh thường xuất hiện rôm sảy. Ở trẻ sơ sinh, phát ban chủ yếu được tìm thấy trên cổ, vai và ngực, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các khu vực khác như nách, khuỷu tay và nếp nhăn bẹn.


Phát ban do nhiệt thường lành, tự hết, và không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng kéo dài từ 2-3  ngày, phát ban có vẻ nặng thêm, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như:


Tăng đau, sưng, tấy đỏ hoặc có hơi ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.


Mủ chảy từ các khu vực bị tổn thương.


Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.


Sốt hoặc ớn lạnh.