Tài khoản

user_avatar
BIBABO   

An tâm làm mẹ.

11/2017

Chuyển dạ sớm và sinh non - Nỗi lo thường trực của các mẹ bầu

Những điều mẹ cần biết về chuyển dạ sớm

- Chuyển dạ sớm là gì?

Chuyển dạ sớm được định nghĩa khi có các cơn co tử cung đều đặn, dẫn đến sự thay đổi của cổ tử cung trước 37 tuần. Các thay đổi của cổ tử cung bao gồm cổ tử cung mỏng đi và giãn ra (cổ tử cung mở ra để em bé có thể chui vào đường sinh).

- Triệu chứng, dấu hiệu chuyển dạ sớm: Bạn cần đi khám ngay nếu bạn có các biểu hiện sau:

  • Dịch âm đạo thay đổi (lỏng hơn, đặc hơn hay có máu).

  • Tăng lượng bài tiết.

  • Thấy tức tức vùng bụng dưới và xương chậu.

  • Đau lưng dưới.

  • Có các cơn co đều hoặc thấy tử cung co bóp.

  • Vỡ ối.

  • Chuẩn đoán chuyển dạ sớm.

Chuyển dạ sớm chỉ được xác định khi có sự thay đổi của cổ tử cung. Bác sĩ sẽ kiểm tra khung chậu của bạn để xem cổ tử cung có thay đổi gì không. Bạn cần được kiểm tra nhiều lần trong vòng vài tiếng đồng hồ và các cơn co cũng cần được theo dõi thường xuyên.

Bác sĩ sẽ kiểm tra và quyết định xem bạn có cần nằm viện không hay bạn cần đến bộ phận chăm sóc đặc biệt ngay lập tức. Siêu âm đầu dò có thể giúp đo chiều dài cổ tử cung của bạn. Nồng độ protein fibronectin trong dịch âm đạo cũng được đo. Nếu thấy có sự hiện diện của protein này, tỉ lệ cao sẽ sinh non.

- Nên làm gì nếu cơn chuyển dạ sớm lặp đi lặp lại nhiều lần?

Nếu bạn liên tục có các cơn chuyển dạ sớm, cách xử trí trong từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và con. Trong trường hợp em bé có lợi hơn nếu được nằm thêm trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bạn trì hoãn quá trình chuyển dạ. Các loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn bao gồm: 

  •  Corticosteroids: Là thuốc đi qua được nhau thai và kích thích sự phát triển của phổi, não, và hệ tiêu hóa của em bé. Thuốc này thường được kê vào giữa tuần 24-34, nếu muốn kê trong giai đoạn sớm (giữa tuần 23 và 24) thì cần có cân nhắc kĩ càng.

  • Magie sulfate: Đây là thuốc hay được kê khi thai nhỏ hơn 32 tuần tuổi, có dấu hiệu chuyển dạ sớm, và có nguy cơ sinh trong 24 giờ tới. Thuốc này giúp giảm nguy cơ bại não cho các bé sinh non.

  • Tocolytics: Là thuốc làm chậm quá trình chuyển dạ (kéo dài nhất được 48h). Thuốc này giúp bác sĩ có thêm thời gian để dùng corticosteroid hoặc magie sulfat. Ngoài nhiệm vụ phòng tránh bại não thì magie sulfat cũng có thêm khả năng làm chậm quá trình chuyển dạ.

Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào trong thai kì, bạn cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt.

Những điều mẹ cần biết về sinh non

- Sinh non là gì?

Sinh non là hiện tượng em bé được sinh từ tuần 20-37.

- Sinh non có nguy hiểm không?

Nếu em bé được sinh quá sớm, cơ thể con có thể chưa phát triển một cách đầy đủ và có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau sinh. Đặc biệt là trẻ có gặp một số vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến cả cuộc đời em bé sau này như bại não. Các vấn đề khác như thiểu năng khả năng học tập có thể xuất hiện muộn trong giai đoạn trưởng thành.

- Những yếu tố gây nguy cơ sinh non

  • Có tiền sử sinh non trước đó.

  • Có cổ tử cung ngắn.

  • Mang thai liền (khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn).

  • Tiền sử từng phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung.

  • Có các vấn đề sức khỏe khi mang thai, như mang đa thai hoặc bị chảy máu âm đạo.

  • Các yếu tố liên quan đến lối sống: Quá gầy trước khi có bầu, hút thuốc trong thời gian mang thai,…

- Cách đề phòng hiện tượng sinh non

Nếu bạn từng sinh non và đang chuẩn bị có bầu lần nữa thì bạn cần phải đi khám sức khỏe tiền thai sản để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi có bầu. Sau khi có bầu, bạn cần ngay lập tức lên lịch khám thai với bác sĩ. Nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể kê một vài thuốc để phòng sinh non, các phác đồ cần được kê dựa trên tình trạng cá nhân và các yếu tố nguy cơ vủa bạn trước khi sinh.

Chuyển dạ sớm có dẫn đến sinh non không?

Thật khó có thể dự đoán xem chuyển dạ sớm có dẫn đến sinh non hay không. Chỉ khoảng 10% các phụ nữ có dấu hiệu chuyển dạ sớm sẽ sinh ngày trong 7 ngày tiếp theo. Đối với 30% phụ nữ có thai, dấu hiệu chuyển dạ sớm sẽ tự biến mất.


Xem thêm bình luận