Tài khoản

user_avatar
BIBABO - ĂN DẶM   

An tâm làm mẹ.

07/2017

Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ khi cho bé Ăn dặm kiểu Nhật (P2): Cách cho ăn Đã được sửa

Giải đáp tất tần tật thắc mắc của mẹ khi cho bé Ăn dặm kiểu Nhật (P1): Cách cho ăn và chế biến món ăn

Chắc hẳn khi mới cho bé ăn dặm, mẹ sẽ gặp phải rất nhiều băn khoăn và bỡ ngỡ. Nhưng mẹ đừng lo, nhiều bà mẹ cũng gặp phải các khó khăn như mẹ. Bibabo xin tập hợp những câu hỏi thường gặp trong các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật và trả lời giải đáp cho các mẹ để giúp mẹ có thể hiểu và thực hành ăn dặm kiểu Nhật suôn sẻ hơn nhé: 


Các câu hỏi liên quan đến cách cho ăn

1. Hỏi:  Có những nguyên nhân nào khiến bé không chịu ăn? Cách giải quyết thế nào?
- Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm và ở mỗi giai đoạn thì các nguyên nhân lại có phần khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bé không chịu ăn ở giai đoạn 1:

  • Bé chưa sẵn sàng: Ở giai đoạn 5 tháng tuổi, nguồn dự trữ dinh dưỡng của bé trong thời kỳ còn là bào thai và khi bú sữa mẹ vẫn dồi dào, do đó nhu cầu nạp thêm dinh dưỡng từ thức ăn khác ngoài sữa là gần như bằng không. Do bé không có nhu cầu ăn thêm nên bé không chịu ăn. 
  • Bé chưa chuyển đổi kịp: Nhiều bé rất nghiện và thích sữa mẹ nên bé từ chối ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Với hai trường hợp này, mẹ cần kiên trì giới thiệu cháo cho con, đợi cho đến khi bé đã quen hoặc có nhu cầu muốn khám phá thức ăn mới thì bé tức khắc sẽ ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên để ý cách cho ăn, không nên chọc thìa vào miệng bé hoặc ép hay dụ dỗ bé ăn, khiến bé khó chịu. 

  • Cách cho ăn chưa đúng: Mẹ cho bé ăn quá nhiều, mẹ chọc thìa vào miệng bé làm bé sợ, mẹ xúc miếng quá to, mẹ đút cho bé quá nhanh cũng là những nguyên nhân khiến bé không chịu ăn. Các giải quyết rất đơn giản là điều chỉnh lại cách cho ăn, mẹ có thể xem hướng dẫn của chúng tôi tại đây [Đưa link bài sau]. 
  •  Món ăn không ngon: Có thể món cháo mẹ nấu mặn quá, hoặc bị khê hoặc chưa chín hẳn nên bé không thích ăn. Cách giải quyết là mẹ cần xem lại cách nấu ăn của mình. 
  • Bé đã bú no trước khi ăn dặm. Cách giải quyết là mẹ để bụng bé hơi đói thì cho bé ăn luôn, hoặc chỉ cho bé bú lưng lửng rồi cho bé ăn. 

2. Hỏi: Có mẹ nào như mình không, mình cho bé ăn mà bé chẳng ăn gì cả toàn phun phì phì với khóc thôi, có phải bé có vấn đề gì không? Mình phải làm gì đây.
- Trả lời: Trước tiên mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé không chịu ăn (Xem phần trả lời câu hỏi 1) và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu sau khi đã loại trừ các nguyên nhân trên và thử giải quyết theo các cách này, và khi đó bé đã được 7 tháng trở lên thì mẹ có thể cần điều chỉnh lại lịch ăn của bé, giảm/cắt ăn đêm, giảm lượng sữa bé bú xuống còn 500ml/ngày hoặc thấp hơn một chút để xem bé có chịu ăn hay không. Nếu bé vẫn không chịu ăn, mẹ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. 

3. Hỏi: Một ngày bé chỉ ăn 1 bữa có ít quá không? Có sợ bé bị đói không?
- Trả lời: Mẹ hãy ghi nhớ rằng dưới 1  tuổi, sữa vẫn là thực phẩm chính và nguồn dinh dưỡng chính của bé. Bé lớn và phát triển chủ yếu nhờ sữa, còn thức ăn chỉ là thực phẩm bổ sung và giúp bé tập ăn để chuẩn bị cho thời điểm sau 1 tuổi nên việc bé ăn ít hay nhiều không ảnh hưởng lắm đến bé, miễn là bé vẫn bú đủ sữa. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt và đang trong giai đoạn hoàn thiện, nên ở thời điểm khởi đầu ăn dặm, cho bé ăn một bữa với lượng từ ít đến nhiều là đủ để bé luyện tập việc ăn thức ăn thô.
Mẹ có thể dựa vào biểu hiện của bé như bé có vui vẻ không, việc ngủ của bé có tốt không, nước tiểu và phân của bé có bình thường không, và bé có phát triển thể chất hay không để biết bé có bú và ăn đủ hay không. Nếu bé có biểu hiện đói và muốn ăn nhiều hơn thì hoặc là mẹ tăng lượng sữa cho bé bú, hoặc mẹ có thể tăng thêm 1 cữ ăn cho bé, hoặc cho bé ăn nhiều hơn trong 1 cữ.  

4. Hỏi: Mình cho bé ăn thêm 1 bữa xế là bột ngọt có được không?
- Trả lời: Theo lý thuyết thì mẹ không cần cho bé ăn thêm, vì với nhu cầu của bé hiện tại, một bữa ăn dặm với lượng thức ăn đã quy định là đủ. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy bé vẫn còn đói và muốn ăn hay mẹ gặp phải áp lực của gia đình cần phải cho bé ăn bột ngọt thì mẹ có thể cho bé ăn thêm 1 bữa bột ngọt, nhưng với lượng cực kỳ ít (giống định lượng ăn dặm kiểu Nhật), và nếu mẹ cho bé ăn kiểu kết hợp Việt Nhật thì mẹ cần tuẩn thủ quy định tăng độ thô để không làm bé bỏ lỡ giai đoạn vàng tập nhai, nuốt. 

5. Hỏi: Lượng ăn của bé một ngày bao nhiêu là đủ? Nếu bé không ăn đủ lượng thì mình có cần ép hay dụ bé ăn đủ hay không?
- Trả lời: Lượng ăn của bé sẽ phụ thuộc có đủ hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bé. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy bé đã ăn đủ: 

  • Giấc ngủ của bé tốt, không bị ảnh hưởng 
  • Lượng sữa của bé ổn định, không bị giảm quá nhanh, không bị tăng quá nhiều
  • Tâm trạng của bé vui vẻ, hoạt bát 
  • Nước tiểu của bé trong, không có mùi, số bỉm thải ra tầm khoảng 4-6 bỉm nặng
  • Phân của bé không bị táo
  • Bé phát triển thể chất đều đặn (cân nặng, vòng đầu, chiều cao) 

Nếu bé không ăn đủ lượng thì mẹ cần tăng số bữa ăn của bé lên, hoặc tăng lượng sữa bé bú, đồng thời điều chỉnh lại lịch sinh hoạt của bé, giãn cách các cữ ăn xa hơn, cho bé cơ hội được đói, cắt/giảm bú đêm để bé chịu ăn. Không nên ép hoặc dụ bé ăn. Mẹ cũng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ xem bé có bị các nguyên nhân về sức khỏe hay thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến lượng ăn hay không. 

6. Hỏi: Khi mình cho bé ăn thì bé ngậm rất lâu mới chịu nuốt, phải làm thế nào?
- Trả lời: Có hai nguyên nhân khiến bé ngậm cháo khi mới ăn dặm 

  • Nguyên nhân 1: Mẹ nấu cháo quá đặc, khiến bé khó nuốt. Mẹ cần nấu cháo đúng theo định lượng và hướng dẫn, sau đó nếu bé vẫn ngậm thì mẹ cần làm loãng cháo hơn. 
  • Nguyên nhân 2: Bé chưa biết cách nuốt thức ăn, nếu ở trong trường hợp này mẹ cần làm lỏng cháo hơn nữa, giảm lượng cháo đút cho bé xuống còn ¼ đầu thìa để cho bé mút dần dần, sau đó thì tăng lượng cháo trong thìa, và làm đặc cháo hơn. 

7. Hỏi: Bé nhà mình cho ăn cháo thì phun phì phì, nhưng rất thích cầm thìa để ngậm, mình phải làm thế nào? 

- Trả lời: Mẹ có thể nhúng một chút cháo vào thìa, sau đó đưa cho bé để bé ngậm và nuốt. Khi bé đã quen mẹ có thể xúc cháo sẵn vào thìa, rồi đưa cho bé và cầm tay bé đưa lên miệng nếu bé chưa thạo, nếu bé thạo rồi mẹ có thê chỉ cần xúc sẵn cháo vào thìa và đưa cho bé để bé tự ăn. Mẹ cần quan sát, tránh để bé thọc quá sâu thìa vào trong miệng, tốt nhất nên chọn loại thìa đầu mềm, làm bằng silicon. 

8. Hỏi: Mình cho bé ăn cháo nhưng bé không thích ăn, toàn quay đi, nhưng khi thấy bố bé ăn su su luộc thì bé lại đòi ăn và cầm rồi gặm, cắn ăn ngon lành, vậy mình có nên cho bé ăn tiếp không hay chuyển sang cho bé ăn dặm BLW?
- Trả lời: Vì bé mới tập ăn nên để kết luận là bé không thích ăn cháo là quá sớm. Mẹ có thể áp dụng phương pháp kết hợp ăn đút và BLW, trong đó mẹ chia bữa BLW và bữa ADKN thành hai bữa riêng biệt. 

Trong bữa BLW, mẹ cho bé tập ăn như hướng dẫn cách ăn dặm bé chỉ huy và cho bé ăn cùng gia đình. Đối với bữa ADKN, mẹ có thể cho bé ăn riêng, giảm bớt kích thích, xao lãng khi bé ăn, và kiên trì giới thiệu cho bé, nếu bé vẫn không chịu cho mẹ đút mà thích thú tự ăn sau khoảng thời gian 1-1.5 tháng thì mẹ có thể chuyển hẳn cho bé sang ăn dặm bé chỉ huy. Nếu bé chịu ăn đút thì mẹ có thể áp dụng phương pháp kết hợp để cho bé học kỹ năng và phát triển niềm yêu thích với thức ăn. 

9. Hỏi: Bé ăn dặm kiểu Nhật có hay bị tiêu chảy hay táo bón không?  
- Trả lời: Bé ăn dặm kiểu nào cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón) khi mẹ chế biến thực phẩm không sạch sẽ, thức ăn mẹ mua bị nhiễm khuẩn, để lẫn lộn sống chín chung với gia đình, cho trẻ ăn không cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, lượng ăn và sữa không đúng theo từng giai đoạn, hoặc cho bé ăn các thực phẩm khiến bé bị dị ứng. 

Ngoài ra trong thời kỳ mới ăn dặm, do hệ tiêu hóa của bé chưa quen xử lý thức ăn thô ngoài sữa nên bé cũng có thể bị táo bón, nếu ở trong trường hợp đó mẹ cần cho bé uống thêm nước, và nếu tình trạng nặng hơn như bé táo bón quá lâu, đi ngoài ra máu thì mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ. 

 


Bấm "Thích" để mang đến một ngày vui vẻ cho BIBABO - ĂN DẶM bạn nhé!