Tài khoản

user_avatar
BIBABO - ĂN DẶM   

An tâm làm mẹ.

07/2017

Giái pháp về gia vị khi cho bé Ăn dặm truyền thống

Khi cho trẻ ăn dặm, chắc hẳn các mẹ đều biết đến khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia dinh dưỡng rằng không nêm đường - mắm - muối - bột ngọt - bột nêm vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi và hạn chế hết mức tối đa cho trẻ trên 1 tuổi. Với đa số các món bột, cháo và rau củ nghiền trong giai đoạn đầu mới ăn dặm, thì mẹ có thể tận dụng vị ngọt tự nhiên của thực phẩm để cho bé ăn dặm vừa tốt cho sức khỏe của bé, vừa giúp bé học cách phân biệt mùi, vị, kết cấu của món ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi bé đã ăn được thô hơn, nhu cầu ăn đa dạng của bé cũng tăng lên, thì có nhiều món nếu không được nêm nếm gì thì thực sự khá khó ăn, vậy mẹ phải làm gì? Bibabo xin mách mẹ những nguyên liệu gia vị có thể làm dậy mùi hương của món ăn và làm món ăn thêm thơm ngon, đậm đà hơn mà vẫn tốt cho sức khỏe dưới đâyl  

 

1/ Gia vị không chỉ có mắm, muối, đường 

Nhắc đến gia vị cho món ăn, hầu như các mẹ đều chỉ nghĩ đến mắm, muối, đường, bột nêm, mì chính mà quên đi các loại gia vị thiên nhiên khác. Trên thực tế, thế giới gia vị thiên nhiên cực kỳ phong vị với màu sắc và mùi vị đa dạng, ngon miệng và tốt cho sức khỏe.  
Có thể kể đến các loại gia vị rất quen thuộc trong mâm cơm của người Việt, nhưng lại ít được đưa vào các món ăn dặm của bé như: tiêu, thì lá, rau mùi, hành, tỏi khô, quế, hồi, giềng, nghệ, sả, gừng, hành, chanh, khế, ớt, bông hẹ, nước dừa, nước cốt dừa...

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé thử các loại gia vị thảo mộc phương tây (tươi và khô) như: lá bạc hà, lá húng quế, lá mùi  tây (parsley), lá oregano, bột cà ri, lá thyme, lá nguyệt quế, đinh hương, hạt nhục đậu khấu

2/ Khi nào mẹ có thể thêm các loại gia vị thảo mộc vào thức ăn cho bé? 

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, mẹ nên đợi đến khi bé được 8 tháng tuổi mới cho bé tiếp xúc với thảo mộc và gia vị nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây dị ứng. Khi cho bé ăn thử các loại gia vị mới, mẹ cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc thử món mới trong 2-4 ngày để tránh nguy cơ dị ứng cho bé, (Xem thêm tại ...dẫn link bài dị ứng) và mỗi ngày chỉ thử 1 món mới. 

 

3/ Nêm gia vị cho bé như thế nào?
Có rất nhiều loại gia vị có thể được mẹ cho thêm vào món ăn của bé, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp món ăn trở nên thơm ngon hơn, ví dụ
- Các món cháo: mẹ sử dụng hành tây/hành khô phi thơm, tiêu, nghệ
-Các món xào: gừng, tỏi, tiêu, hành tây/hành khô, húng quế, sả, nước dừa
- Các món tanh: thì là, rau mùi, chanh, khế, tiêu, gừng, tỏi, hành khô/hành tây, nghệ, sả  
- Các món canh: rau mùi, thì là, rau răm, tiêu, gừng, tỏi, sả, khế, chanh
- Các món nướng: các loại lá thảo mộc, tiêu, nước cốt dừa, bột cà ri, sả, nghệ, chanh, hành tây, tỏi
- Các món mỳ Tây: các loại lá thảo mộc, hành tây/hành khô, tỏi, bạc hà
- Các món súp: quế, các loại lá thảo mộc, hành tây/hành khô
- Các món om, hầm: tiêu, hồi, quế, nước dừa, nước cốt dừa, chanh, khế, bột cà ri, giềng, nghệ, sả
Mẹ cũng có thể cho bé ăn một chút nhỏ ớt để bé làm quen với vị cay.

 

4/ Lưu ý 

– Các loại gia vị này chỉ được sử dụng trong chế biến ăn dặm, không nên cho vào sữa cho bé. 

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé có biểu hiện bị dị ứng một trong những loại gia vị trên.