Tài khoản

user_avatar
ℳẸ BẮP☘ XOÀI   

Tham gia từ tháng 03/2017 .

03/2019

Khi nào trẻ nhỏ có thể uống nước và làm cách nào để cho trẻ uống nước đúng cách

KHI NÀO TRẺ NHỎ CÓ THỂ UỐNG NƯỚC VÀ LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHO TRẺ UỐNG NƯỚC ĐÚNG CÁCH


[Phần 1]


Rất nhiều bà mẹ đã ở trong tình huống rất khó xử về vấn đề này. Thời tiết Việt Nam thì có những ngày vô cùng nóng, nhưng các bà mẹ  có con dưới 6 tháng tuổi thì không thật sự chắc chắn về việc có nên cho trẻ uống nước hay không. Và câu hỏi được đặt ra là thời điểm nào là thời điểm chính xác để trẻ bắt đầu uống nước?


Trong khi chúng ta biết rõ ràng khi nào bổ sung thức ăn rắn cho trẻ thì thật sự không có thời gian cụ thể nào rõ ràng về nước. Nó phụ thuộc vào tuổi, lượng thức ăn hàng ngày và mức độ hoạt động thể lực của trẻ nhỏ.


Khi trẻ được 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé uống nước với một lượng nhỏ. Đây cũng là khoảng thời gian ăn dặm của trẻ, và cũng là thời điểm mà bé nhà mình hoạt động nhiều hơn. Bạn cũng có thể sử dụng nước ép trái cây pha loãng (với tỷ lệ 1:10 khi pha với nước), nhưng chắc chắn là không bao giờ có nước soda hay các loại nước có đường rồi nhé. Bạn có thể đựng ở trong các bình bú sữa cho trẻ, nhưng hãy chắc chắn là việc vệ sinh bình của bạn phải thật đảm bảo.


Vậy thì liệu có an toàn không khi chúng ta bổ sung nước khi trẻ dưới 6 tháng tuổi:


Thông thường câu trả lời sẽ là KHÔNG, và dưới đây là một vài nguyên nhân:


1. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng:

Nước sẽ có thể làm trẻ cảm giác no mà không mang lại năng lượng và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa ngoài (nếu bạn sử dụng)

2. Ngộ độc nước: Việc uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến ngộ độc nước ở trẻ nhỏ, nó sẽ làm loãng nồng độ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Có thể dẫn đến động kinh hoặc mất nhiệt cơ thể bé.

3. Sự mất nước: theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm trẻ em ở Hopkins, Mỹ khuyến cáo: Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên bổ sung nước vì thận ở độ tuổi này chưa phát triển, nó sẽ đào thải Natri cùng với lượng nước dư thừa.

4. Lượng nước dư thừa có thể kích thích thận đào thải Natri và các chất điện giải gây mất nước.

5. Trẻ không còn thèm bú mẹ: bụng của trẻ sẽ chứa đầy nước và bé sẽ không còn muốn bú sữa mẹ nữa. Chính điều này ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng cung cấp mỗi ngày của trẻ.