Tài khoản

user_avatar
BIBABO   

An tâm làm mẹ.

09/2017

Nếu không muốn sữa mẹ thành "chất độc" cho con, mẹ nên tránh ngay các loại thực phẩm này (P1) Đã được sửa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ sơ sinh, vì thế nên bất kì loại chất nào có trong sữa mẹ cũng sẽ được trẻ hấp thụ hết. Những đồ ăn, đồ uống hàng ngày của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và số lượng sữa. Chính vì thế nên mẹ cho con bú cần biết những thực phẩm nào nên ăn, ăn bao nhiêu và những thực phẩm nào nên tránh, tránh bao lâu. 

Vậy những chất hay những thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sữa mẹ mà mẹ nên tránh trong quá tình cho con bú là gì? 

1. Chất/đồ uống có chứa cồn

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ về Nuôi con bằng sữa mẹ cho rằng: "Đồ uống có cồn phải được hạn chế tối đa (không quá 0,5g rượu/kg thể trọng/lần uống), ví dụ người mẹ nặng 60kg thì có thể uống 30g rượu. Và mẹ nên cho con bú sau 2 giờ hoặc lâu hơn sau khi uống rượu để giảm nồng độ cồn trong sữa".

Rượu không làm tăng sản lượng sữa, và đã được chứng minh là ức chế sự xuống dốc và giảm sản lượng sữa.

Bạn nên hạn chế uống rượu và các loại đồ uống có cồn khác khi đang cho con bú.

2. Chất/đồ uống có chứa caffein 

Caffein có nhiều trong cà phê, đồ uống có ga, trà, socola,… những thực phẩm mà mẹ thường dùng trước khi có bầu. Các bà mẹ cho con bú sữa mẹ vẫn có thể uống cà phê với mức độ vừa phải. 

Một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng, có thể nhạy cảm hơn với lượng caffein của mẹ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê mãn tính có thể làm giảm hàm lượng sắt trong sữa mẹ. 

Việc người mẹ tiêu thụ nhiều caffein (trên 750mg/ngày) có thể dẫn xuất hiện một số dấu hiệu kích thích caffein ở trẻ. Nếu em bé của bạn có vẻ đặc biệt tỉnh táo hoặc kỳ cục và bạn lại có một lượng caffeine đáng kể trong chế độ ăn uống, thì bạn nên cắt giảm hoặc ngừng dùng caffein trong 2-3 tuần để xem liệu nó có tạo ra sự khác biệt không. Nếu bạn cắt bỏ caffeine, hãy xem xét việc giảm nó từ từ vì đột ngột ngừng uống cà phê có thể dẫn đến nhức đầu hoặc các triệu chứng khác.

Trên thực tế, một nghiên cứu (Nehlig & Debry, 1994) đã chỉ ra rằng caffein có thể kích thích sản xuất sữa. Nếu bé bị kích thích bởi caffeine, bé trở nên khó chịu, cáu gắt mà bỏ bú thì lượng sữa mẹ có thể bị giảm (do bé bỏ bú, không phải do tác dụng trực tiếp của caffeine).

Một số trẻ sơ sinh có thể rất nhạy cảm với caffein.

3. Đồ ăn nhanh

Nghiên cứu tháng 11/2010 của tạp chí Dinh dưỡng Chuyên khoa châu Âu cho thấy, trong thời gian cho con bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5gram chất béo chuyển hóa, loại thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh thì bé có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác.

Mẹ đang cho con bú không nên ăn các loại đồ ăn nhanh.

Mời mẹ tham khảo thêm những thực phẩm nên tránh trong thai kỳ tại phần 2