Tài khoản

user_avatar
BIBABO   

An tâm làm mẹ.

10/2017

Những trường hợp mẹ nên hút/vắt sữa để duy trì nuôi con sữa mẹ


Có rất nhiều tình huống mẹ không thể cho bé bú mẹ trực tiếp, ví dụ như bé được/bị ti bình từ lúc mới sinh nên bỏ ti mẹ, khớp ngậm của bé bị sai, bé bị hở hàm ếch hay sức khỏe của mẹ không đảm bảo, mẹ đến thời gian đi làm mà vẫn muốn nuôi con bằng sữa mẹ,...

Mẹ chọn nuôi con bằng sữa mẹ nên cố gắng tìm mọi cách để con có được nguồn sữa mẹ tốt nhất, đảm bảo nhất. Hút sữa hay vắt sữa là cách để mẹ có thể thực hiên được mong ước đó. 

Tuy nhiên, việc vắt sữa trong một thời gian dài không phải là dễ dàng gì. Sữa mẹ là không thể thay thế và so sánh, mẹ muốn con nhận được những điều tốt nhất thì việc quyết định vắt sữa và cho bé ăn bằng bình/thìa khi không thể cho bé bú trực tiếp là thực sự cần thiết.

Bú mẹ trực tiếp vẫn là tốt nhất nhưng việc cho bé bú sữa mẹ bằng bình cũng không làm thay đổi chất lượng sữa mẹ. Mẹ có thể yên tâm khi vắt/hút sữa ra và cho con ti bình. Trong những trường hợp sau thì mẹ có thể vắt sữa và trữ đông để cho con bú:

  • Bé được/bị ti bình từ lúc sinh nên bỏ ti mẹ: Có thể vì lý do nào đó bé đã ti bình từ lúc mới sinh, bé không quen với việc bú ti mẹ nên chỉ thích ti bình. Mẹ hãy hút sữa ra và cho bé bú bình, đồng thời tập cho bé ti mẹ trở lại bằng cách da tiếp da, cho bé tìm lại phản xạ ti mẹ, tập cho bé khớp ngậm đúng, bỏ bú bình và cho bé ăn bằng thìa/cốc nhỏ,...

.kids1.jpg
Có nhiều trường hơp mẹ nên vắt/hút sữa để duy trì nguồn sữa cho bé

  • Khớp ngậm của bé bị sai khiến con hay bị sặc sữa: Mẹ hoàn toàn có thể xem xét lại khớp ngậm của con và chỉnh lại cho đúng. Trong thời gian đó mẹ hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa/cốc nhỏ để bé vẫn được bú mẹ hoàn toàn.

  • Bé bị hở hàm ếch: Hở hàm ếch có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như do di truyền, môi trường, do mẹ dùng thuốc, nhiễm hóa chất, nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai,… Trong trường hợp này, trước khi con được phẫu thuật thì mẹ cần vắt sữa ra và cho bé ăn bằng bình sữa chuyên dụng để tránh hiện tượng bé bị sặc và bé chỉ ăn được ít.

  • Sức khỏe của mẹ không đảm bảo: Nếu mẹ mắc những bệnh đòi hỏi mẹ phải bôi thuốc (nứt cổ gà, vảy nến,…), hay có khả năng lây sang con (mẹ phải cách ly điều trị) thì mẹ nên vắt sữa ra và thanh trùng trước khi cho con ăn để vừa đảm bảo an toàn cho con mà mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.

  • Mẹ muốn cho bé bú bình và bú mẹ song song: Khi bé đã trải qua giai đoạn 6 tuần sau sinh, mẹ có thể tập cho bé bú mẹ và bú bình song song nếu mẹ quá bận rộn, không có nhiều thời gian cho bé bú trực tiếp. Mẹ nên vắt sữa và bảo quản cẩn thận đúng cách, sau đó hướng dẫn bố hoặc người thân cho bé ăn trong thời gian mẹ bận.

  • Mẹ quay trở lại đi làm: Đây có lẽ là thời điểm mà hầu hết các mẹ đều phải trải qua và việc hút/vắt sữa là vô cùng cần thiết để bé vừa có thể nhận được nguồn sữa quý giá mà mẹ lại vẫn đảm bảo được công việc của mình.

Trên đây là những thời điểm và những trường hợp mà Bibabo nghĩ rằng mẹ nên và cần hút sữa. Nếu mẹ có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào các mẹ đừng ngại ngần đặt câu hỏi nhé, Bibabo luôn sẵn sàng khi các mẹ cần.