Tài khoản

user_avatar
BIBABO   

An tâm làm mẹ.

09/2017

Vỡ nước ối - Dấu hiệu mẹ cần biết khi con yêu đã sẵn sàng chào đời

Vỡ ối chính là “hồi chuông cảnh báo” chuyển dạ chính xác nhất cho mẹ bầu. Nhưng vỡ ối thế nào là bình thường, thế nào là đáng lo và khi vỡ ối mà không cơ cơn đau chuyển dạ thì mẹ cần làm gì? Hãy cùng Bibabo tìm hiểu nhé!

Vai trò của nước ối

Túi ối là môi trường sống của thai nhi và được hình thành ngay từ đầu thai kì. Môi trường nước ối trong túi ối có vai trò bảo vệ thai nhi khỏi các va đập bên ngoài tử cung cũng như ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào thai nhi và điều hòa nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của con.

Không chỉ thế, nước ối còn chứa chất dinh dưỡng và oxy để nuôi dưỡng thai nhi, đồng thời cũng là nơi thực hiện quá trình tái tạo và trao đổi chất giúp các cơ quan của thai nhi phát triển khi trẻ uống nước ối và cũng thải chất thải ra môi trường nước ối.

Khi nào thì túi ối bị vỡ?

Hình ảnh túi ối bị vỡ cùng khuôn mặt hoảng hốt của mẹ bầu có thể rất dễ bắt gặp trên phim ảnh nhưng mẹ đừng quá hoang mang, thực chất việc vỡ ối là hiện tượng bình thường khi mẹ bắt đầu chuyển dạ thôi.

Túi ối thường sẽ vỡ vào khoảng tuần thứ 37 của thai kì. Khi túi ối bị vỡ, bạn có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có khi chảy xuống cả chân. Nhưng cũng có trường hợp, nước ối chỉ chảy ra từ từ, điều này tùy thuộc vào độ lớn của vết rách và vị trí đầu của thai nhi có chặn ở vết rách đó không.

Có nhiều mẹ bầu không thể phân biệt được nước ối và nước tiểu, nếu mẹ lo ngại rằng mình cũng vậy thì Bibabo khuyên mẹ nên chuẩn bị sẵn giấy quỳ trong túi từ tháng thứ 7 trở đi và thử khi mẹ không chắc chắn. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh đen thì đó là nước ối rỉ ra chứ không phải nước tiểu.

Nhiều trẻ sinh được sinh ra trong bọc ối nguyên vẹn.

Khi mẹ chuẩn bị sinh, túi ối sẽ vỡ để bé dễ dàng chui ra ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng vỡ ối rồi mới sinh, các trường hợp vỡ ối khác nhau gồm:

- Vỡ ối tự nhiên xảy ra khi bạn đã mang bầu đủ ngày đủ tháng và đang xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, cổ tử cung cũng mở vài phân.

- Trong một số trường hợp, sau khi sản phụ đau đẻ, cổ tử cung đã mở nhưng bọc ối vẫn không vỡ. Lúc này các bác sĩ có thể bấm ối để kích thích chuyển dạ nhanh hơn. Không ít trường hợp mẹ sinh con vẫn còn nguyên túi ối, thường được biết đến với tên đẻ bọc điều.

- Còn một trường hợp nữa là vỡ ối non, túi ối vỡ trước 37 tuần và không có cơn đau. Bạn cần đến bệnh viện ngay khi gặp trường hợp này vì bạn sẽ phải sinh non trong một vài giờ tới.

Bất kể trường hợp nào, nếu hiện tượng vỡ ối xảy ra mẹ đều phải NGAY LẬP TỨC đến bệnh viện và sinh con càng sớm càng tốt vì lúc này, môi trường sống của bé trong bụng mẹ đã không còn nữa.

Nước ối có màu gì?

Màu sắc của nước ối là một điều quan trọng mẹ cần phải lưu tâm vì nó phản ánh trực tiếp tình hình sức khỏe của con.

Nước ối trong tình trạng bình thường có màu vàng nhạt, nếu có lẫn một chút máu ở nước ối đầu cũng không phải là dấu hiệu đáng lo. Nhưng một khi nước ối có màu nâu hoặc xanh thì có nghĩa là em bé đã thải phân su ra nước ối, đồng nghĩa với việc trẻ đang có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Mẹ hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi rơi vào trường hợp này.

Túi ối vỡ trước khi có cơn gò chuyển dạ, có gì bất thường không?

Câu trả lời là không mẹ nhé, nhiều trường hợp mẹ sẽ vỡ ối trước khi cảm giác có cơn gò chuyển dạ. Tuy nói là không có gì bất thường nhưng việc vỡ ối trước khi có cơn đau có thể khiến mẹ không chủ động nhận biết được việc mình chuẩn bị lâm bồn và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu xử lý chậm trễ.

Do đó, hãy chú ý đến điều này để xử lý kịp thời mẹ nhé. Nhất là với những mẹ lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm cần cẩn thận với dấu hiệu này hơn.

Xem thêm bình luận