Tài khoản

user_avatar
Ẩn danh

Tham gia từ tháng 03/2023 .

03/2023

? CÁCH PHÁT HIỆN - TỰ CHỮA - PHÒNG TẮC TIA SỮA

? CÁCH PHÁT HIỆN - TỰ CHỮA - PHÒNG TẮC TIA SỮA Tắc tia sữa là tình trạng sữa ứ ở ống tuyến không ra gây nổi cục, đau nhức. B.sĩ Nam chia tắc tia sữa thành hai thể để các mẹ dễ hình dung: tắc tia sữa không kèm sốt rét và thể bệnh tắc tia sữa có kèm sốt rét. 1️⃣Thể tắc tia sữa không có sốt rét. ☑️Tắc sữa non sau sinh 2-3 ngày - Triệu chứng: Sau sinh v.ú mềm nhẽo, sữa chưa về nhưng đã có sữa non số lượng ít, keo, vàng, đặc ở ống tuyến. Vì một lý do nào đó mà kho hút, bú ra được nên sữa non dồn về ống góp ở phần núm v.ú tạo thành dạng nút cổ chai. 2- 3 ngày sau sinh khi sữa chuyển tiếp về ( sữa thường) thì tất cả các nang sữa, tuyến sữa đồng loạt tiết sữa, nhưng khi đến núm vú bị sữa non chặn lại không thoát ra được làm cho toàn bộ cả hai bầu ngực căng cứng, nổi hòn cục ở các nang sữa. - Xử lý: cho bé bú tăng cường hoặc dùng máy hút chế độ nhẹ để cho sữa non thoát ra càng sớm càng tốt. Vắt sữa nhẹ nhàng bằng tay ngày hai lần, mỗi bên 30 phút cho sữa non thoát ra ngoài. Có thể dùng thuốc nam thông sữa, tiêu cục, để hỗ trợ. - Phòng Bệnh: cho bé bú ngay sau khi được gần mẹ, bé không bú thì phải dùng máy hút hoặc tay vắt sữa non ra theo cữ. ☑️Tắc sữa do quên cữ hút sữa ở bà mẹ dùng máy hút hoàn toàn Khi dùng máy hút thì nên hút sữa đúng cữ, ví dụ 4h 1 lần hút và hút trong khoảng thời gian 30 phút thì nên duy trì đúng cữ này ngày cũng như đêm - Triệu chứng: 1 góc của 1 ngực căng cứng, nổi cục, đau, không đỏ, sữa tắc không ra, lượng sữa bên ngực đó giảm hẳn. - Xử lý: chườm ấm 5 phút, tuyệt đối không chườm nóng, sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng bầu ngực 5 phút để kích thích sữa về, rồi dùng tay vắt cho sữa thông trong khoảng thời gian 20-30 phút cho sữa tắc thoát ra, sau đó chườm mát vào vùng vừa làm, ngày làm hai lần. Có thể dùng thuốc nam thông sữa, tiêu cục, để hỗ trợ. - Phòng bệnh: Khi dùng máy hút thì nên hút sữa đúng cữ, ví dụ 4h 1 lần hút và hút trong khoảng thời gian 30 phút thì nên duy trì đúng cữ này ngày cũng như đêm, không được bỏ cữ, giãn cữ đột ngột ☑️Tắc sữa do mụn trắng đầu ti - Nguyên Nhân do bé bú sai khớp ngậm, dùng máy hút quá mạnh, làm tổn thương lớp da của phần đầu núm v.ú - Triệu chứng: tại đầu ti xuất hiện nốt phỏng nước trắng, bên trong có dịch trong, hoặc màu tím giống máu tụ, hoặc nốt màu trắng bám sát vào da, 1 tia sữa nổi cục nhanh đột ngột, đau nhiều, có thể sờ hoặc nhìn thấy tĩnh mạch sữa dài nổi ngoằn nghèo, không sốt, không đỏ ngoài da. Thường bị 1 bên ngực. - Xử lý: sát trùng đầu ti, lấy kim vô trùng gẩy vỡ lớp da trắng của mụn, lấy nhíp vô trùng gắp sạch da trắng bị chết đi là tia sữa thông. Bôi các loại thuốc chống viêm, kem hăm vào đầu ti để nhanh khỏi mụn trắng, có trường hợp lâu khỏi phải dùng tay vắt sữa đến khi khỏi mới cho con ti mẹ hoặc dùng máy hút trở lại - Phòng bệnh: cho bé bú đúng khớp ngậm, hút sữa với lực hút vừa phải. ☑️Cặn trắng đầu ti - Nguyên nhân: do tắc tia sữa tái phát nhiều lần, lòng ống tuyến sinh ra yếu tố viêm, yếu tố viêm làm lắng đọng kết tủa thành phần protein của sữa lại thành dạng hạt như sỏi màu trắng. - Triệu chứng: Tại đầu ti chỗ tia sữa thoát ra thấy có 1 chấm trắng tròng cứng, 1 tia sữa nổi cục nhanh đột ngột, đau nhiều, có thể sờ hoặc nhìn thấy tĩnh mạch sữa dài nổi ngoằn nghèo, không sốt, không đỏ ngoài da. Thường bị 1 bên ngực. - Xử Lý: sát trùng đầu ti, lấy kim vô trùng gẩy cặn trắng đi là sữa thông - Điều trị: do viêm mạn tính nên sẽ dùng các vị thuốc nam có tác dụng tiêu viêm, thông sữa để uống điều trị: kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, hoàng cầm, mộc thông, thông thảo. - Phòng bệnh: chữa triệt để tắc tia sữa, tránh tái phát nhiều lần. 2️⃣Tắc tuyến sữa có sốt rét kèm theo Đây thực chất là tình trạng nhiễm trùng mô tuyến vú và ống tuyến vú cấp tính do vi khuẩn gây bệnh, dễ nhầm với tình trạng tắc tia sữa không co nhiễm trùng và điều trị nhầm nên dẫn đến tình trạng áp xe v.vú xảy ra. - Triệu chứng + Dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: thể hiện từng mức độ gồm: người gai lạnh, sốt ré run từng cơn, có lúc đo nhiệt độ không cao nhưng vẫn rét run, sốt 39-40 độ, người mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ bắp, dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm lạnh thông thường. + Tại chỗ: 1 góc của 1 bầu ngực tương ứng với 1 tia sữa sẽ thấy đau buốt nhói, cảm giác sưng nề, cục sờ chưa rõ nhưng sẽ thấy 1 mảng cứng với mật độ chắc vừa phải, sờ thấy cảm giác nóng hơn các vùng khác, da hơn đỏ nhẹ. Tia sữa chỗ viêm tắc không bắn thành tia mà chỉ rỉ ra ở đầu v.ú. Sữa ở tia này chảy ra tùy mức độ viêm sẽ có: sữa đục hai màu trong đục lẫn lộn hoặc màu vàng hoặc nặng nhất là màu xanh của mủ. - Tiến triển: nếu không điều trị gì hoặc điều trị không đúng cách thì các triệu chứng toàn thân sẽ tự hết trong vòng 1-2 ngày nhưng tại bầu ngực sẽ đóng cục lại càng ngày càng rắn và tạo thành khối áp xe v.ú sau 7 ngày. - Điều trị: kết hợp 3 phương pháp: + Vắt sữa viêm bằng tay ngày 2-3 lần, nhẹ nhàng, không chườm nóng, không xoa day mạnh làm tổn thương nang sữa. + Dùng thuốc kháng sinh tây y để diệt vi khuẩn Augmentin 1 g x 5 ngày hoặc Zinnat 500 mg x 5 ngày + Dùng thuốc nam với các vị thuốc tiêu viêm, tiêu cục, tiêu mủ và thông sữa - Phòng bệnh: điều trị dứt điểm mụn trắng đầu vú, nứt cổ gà để tránh nhiếm trùng ngược dòng https://suchcare.com/
Bấm "Thích" để mang đến một ngày vui vẻ cho Có người hỏi bạn nhé!
Hãy là người đầu tiên để lại bình luận