Ba và mẹ lấy nhau suốt mấy năm trời, khó khăn lắm mới có được con, vậy mà mẹ có con ngay cái lúc mẹ vừa tiêm ngừa rubella chưa đầy 1 tháng, người tiêm ngừa cho mẹ còn dặn sau 3 tháng mẹ mới được mang..
Xem Thêm
Ba và mẹ lấy nhau suốt mấy năm trời, khó khăn lắm mới có được con, vậy mà mẹ có con ngay cái lúc mẹ vừa tiêm ngừa rubella chưa đầy 1 tháng, người tiêm ngừa cho mẹ còn dặn sau 3 tháng mẹ mới được mang thai, sợ con mắc bệnh mẹ lại lo lắng suốt, hôm đầu tiên khi chưa phát hiện mẹ đau bụng dữ dội và đến phòng cấp cứu, xét nghiệm thì mẹ đã có thai, nhưng siêu âm mãi chưa thấy thai đâu cả, các bác sỉ thấy mẹ đau bụng lạ thường sợ mẹ bị thai ngoài tử cung. Bác sỉ cho thuốc rồi về nhà theo dõi, bụng mẹ vẫn cứ đau âm ỷ có lúc còn chảy máu, mẹ lo quá tại sao con lại đến ngay lúc này, hơn tuần sau mẹ đi tái khám thì bác sỉ chúc mừng mẹ vì thai đã vào tử cung, bác sỉ nói về việc tiêm chủng của mẹ sẽ không ảnh hưởng, mẹ mừng rơi nước mắt và về nhà chỉ việc dưỡng thai, mang thai con được vài tháng đi khám thì bác sĩ lại báo mẹ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, vậy là một chế độ ăn uống khắc khe bắt đầu, mỗi cử ăn của mẹ hằng ngày phải đo lường từng gam để lượng đường không quá cao để tổn hại đến sức khỏe của con mà vẫn phải đảm bảo con đầy đủ dinh dưỡng theo lời dặn của bác sỉ. Rồi từng ngày từng tháng mong mõi cũng trôi qua khi mẹ mang thai con vừa tròn 39 tuần thì bụng mẹ bắt đầu đau từng cơn giữ dội, lúc đó mẹ chỉ biết nói ba đưa mẹ đi bệnh viện ngay thôi, ba thì cũng rối hết lên khi thấy mẹ đau, ba chỉ mong sao đến bệnh viện cho kịp lúc, trên đường đi ba thì cứ chạy vội mà xém tí nữa thì cả nhà mình bị tai nạn, làm mẹ một cơn hú vía, vì bao nhiêu tháng ngày chờ đợi để mẹ con mình được gặp nhau. Đến được bệnh viện mẹ mừng lắm! Hôm đó Bác sỉ chỉ định sinh thường, bác sỉ nói phải đợi nở 10 phân mới sanh được, cơn đau mỗi lúc mỗi dữ dội từ đêm tới sáng mà mẹ như muốn kiệt sức, nước ối dần cạn hết làm mẹ cứ lo mãi, tận đến 6 giờ sáng hôm sau mẹ mới sanh được, cô y tá cũng hướng dẫn mẹ cách rặn, và nói rằng mẹ sẽ làm được, Nhưng mẹ cố rặn mãi mà con vẫn chưa ra suốt 2 tiếng đồng hồ. Có lúc mẹ nghĩ mẹ còn không thể cố được nữa. Nhưng vì con dù còn một chút sức lực mẹ vẫn cố. Cuối cùng sự cố gắng của mẹ cũng được đền đáp, vì mẹ nghĩ sanh thường con sẽ khỏe mạnh hơn, cuối cùng hơn 2 tiếng trôi qua mẹ cũng được nghe tiếng con khóc, mẹ cũng vỡ oà ra mà khóc. Thở một cách nhẹ nhõm và ôm con vào lòng, con gái bé bõng vừa tròn 3kg vậy là công sức mẹ ăn uống kiêng khem khó khăn đủ kiểu cũng được đền đáp, vừa sinh ra con mẹ đã cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng mà người ta vẫn thường nói mà khi mang thai cho đến lúc gần sanh mẹ còn chưa thể hình dung được. Mẹ gần như kiệt sức và chân mẹ không thể nào cử động được vì thuốc tê vẫn còn. Nhưng giờ đây dù người có đau nhứt có mệt đến mấy thì đâu thể so sánh với cảm giác đau khi mẹ chuyển dạ. Cảm giác khi con ra đời ấy mẹ quá vui mừng khi vừa trải qua một đêm kinh hoàng, mà thật hạnh phúc khi mẹ đã làm được, cảm giác lần đầu tiên sanh con, một cảm giác có lẽ không thể nào quên được. Nhưng rồi bác sỉ báo cần phải đưa con đến phòng chăm sóc đặc biêt vì con bị sốt và khó thở, có lẽ thời gian sanh con quá lâu nên con hít vào một số chất dơ trong nước ối, sau khi bác sỉ kiểm tra xong thì y tá vào báo cho mẹ biết có thể con phải ở lại bệnh viện lâu hơn để kiểm tra hô hấp, có lúc con còn bị ngưng thở, lúc này đây cảm giác hạnh phúc vừa xong thì mẹ trải qua sự lo lắng và tự trách bản thân mình thật tệ khi không tìm cách nào để con sanh ra nhanh hơn, tại sao mẹ không cố gắng nhiều hơn nữa. Rồi mẹ con mình phải nằm phòng riêng, mỗi ngày mẹ chỉ được vào phòng con 2 lần, mẹ cố cho con bú nhưng con bú không được, vì sữa mẹ thì chưa về. Cô y tá cần cho con bú sữa ngoài, Bệnh viện cho mẹ mượn cái máy hút sữa đem về phòng để kích sữa, cô y tá nói mẹ ráng hút ra chừng vài giọt cũng được, lúc đó mẹ mới hiểu ra sữa mẹ cần cho con đến mức nào, cố mãi mà chưa được giọt nào, bầu vú thì vẫn cứ mềm, mẹ còn không biết làm sao mà có sữa cho con bây giờ. Sau 2 ngày nằm viện bác sỉ nói mẹ phải xuất viện và về nhà, mấy đứa trẻ khác thì được về cùng mẹ của chúng, còn mẹ thì phải về cùng ba mà không có con đi cùng. Mẹ cảm thấy buồn lắm, về nhà mẹ cố ăn uống và kích sữa để mỗi ngày vào thăm con 2 lần, miệt mài suốt thì sữa cũng bắt đầu về mỗi lần cũng chỉ được 20ml bơm sữa xong mẹ lại khăn gói vào bệnh viện với con ngay. Chừng đó sữa thì ít quá đối với con nên đành phải cho con bú thêm sữa ngoài. Nhìn máy kiểm tra hơi thở của con cứ lên xuống không ổn định, mỗi lần chuông báo lên là mức thở bị tụt xuống, cô y tá phải chạy vào ngay lập tức, vì sợ con ngưng thở, lúc này đây mẹ nhìn thấy con gái bé bõng mà nước mắt mẹ cứ rơi mãi không cầm được, mỗi sáng bác sỉ vào gặp ba mẹ để thông báo tình trạng sức khỏe của con, đã 3-4 ngày trôi qua rồi mà tình trạng của con vẫn chưa cải thiện, bác sỉ phải chụp x quang để kiểm tra não có hoạt động, tai có nghe được và phổi có dị vật nào trong đó, xem có biến chứng gì và nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng ngưng thở của con. Mỗi lần bác sỉ vào khám là mẹ chỉ biết khóc và cầu nguyện. Mẹ có thể đánh đổi hết mọi thứ với bản thân mẹ chỉ cần con không sao. Nhìn xung quanh các bé khác lần lượt cũng xuất viện rồi nhìn thấy con mà lòng mẹ đau xót và hụt hẩn quá. Các cô y tá cũng không biết nói gì hơn chỉ biết mỗi việc thay ca chăm con mỗi ngày, rồi mỗi đêm. Khi vào viện mẹ cũng mượn máy của bệnh viện để bơm sữa, được bao nhiêu cho con bú bấy nhiêu vì con k thể hợp tác ti trực tiếp dù mẹ đã cố rất nhiều, mỗi ngày đến lúc giao lại con cho các y tá là mà lòng mẹ lại thấy xót xa. Tối về nhà mà không có con, cũng không có con trong bụng như mọi khi, cảm giác bắt đầu thấy trống vắng đến lạ, 2 bầu ngưc mẹ lúc nữa đêm căn cứng, mẹ nhớ cái gương mặt bé bỏng của con vì lẽ ra giờ này con được mẹ ôm vào lòng và được bú bầu sữa căn này rồi. Chỉ cần nghĩ đến gương mặt đó là mẹ phải cố hút thật nhiều sữa để dành cho con. Mẹ phải thật kiên trì, rồi cho đến ngày thứ 4-5 sữa mẹ cũng dần nhiều lên, mẹ đem đều đặn mỗi ngày cho con, nhờ cô y tá trữ lạnh để dành cho con bú dần vào buổi tối khi không có mẹ bên cạnh. Vì động lực to lớn ấy mà mỗi ngày con được dùng sữa mẹ mà không phải thêm sữa ngoài nữa. Đến ngày thứ 6-7 bác sỉ nói sức khỏe con có chiều hướng tốt lên, máy theo dõi đã không báo động liên tục như hồi đầu, nhìn bản kiểm tra sức khỏe và cân nặng mà y tá ghi mỗi ngày đã tiến triển hơn trước, nhờ có đội ngũ bác sỉ giỏi, các cô y tá nhiệt tình mà con dần hồi phục. Không niềm vui nào tả nổi, bác sỉ nói con sẽ được về ngay khi việc thở của con hoàn toàn bình thường, đến ngày thứ 8 như thường lệ mẹ vào viện với con thì bác sỉ báo cho mẹ biết hôm nay con có thể về cùng ba mẹ rồi, cả đời mẹ có lẽ đây là lần mẹ vui sướng nhất. Bắt đầu một cuộc sống có con bên cạnh. Vì mẹ sanh con ra nơi đất khách quê người không có bà ngoại, cũng không có người thân nào bên cạnh cả, nên mẹ biết sẽ khó khăn lắm khi chỉ có hai mẹ con mình cùng nhau hợp tác và chiến đấu. Lần đầu làm mẹ thật không dễ dàng gì, bao nhiêu là cảm xúc, có lúc tinh thần mẹ đi xuống, cảm giác lo lắng, thương con, sợ mình không đủ kinh nghiệm để làm tốt hơn, rồi những hôm mẹ cũng không kiềm được nước mắt khi có những hôm bị mất sữa do căn thẳng và mất ngủ nhiều ngày, rồi con còn bị nôn trớ. Từ ngày có con mẹ cũng đã quên bản thân mình, me trải qua nổi lo lắng và sợ hãi nhất rồi thì giờ đây mẹ có mệt đến mấy mẹ cũng chịu được, vì đối với mẹ con là tất cả, thời gian rảnh mẹ phải nghiên cứu tài liệu, sách báo về cách nuôi con, mẹ đã học được rất nhiều điều về nuôi con bằng sữa mẹ, không gì tốt hơn bầu sữa mẹ dành cho con để con khôn lớn, khỏe mạnh cho tới lúc con trưởng thành. Việc hút sữa của mẹ từ đó trở thành công việc hàng ngày, hàng đêm đều đặn cho tới hôm nay đã gần 6 tháng và sẽ tiếp tuc cho đến khi nào con lớn. Giờ phút này đây mẹ còn không tin được là mẹ con mình được gặp nhau trên cỏi đời này. Xảy ra qua bao nhiêu chuyện, có lẽ 2 mẹ con mình có duyên lắm nên dù có biến cố gì mẹ con mình cũng đều vượt qua. Hôm nay ngắm con ngủ mẹ tranh thủ viết lại những ngày đầu tiên mà nước mắt mẹ vẫn không ngừng rơi, bao nhiêu là cảm xúc cứ tràn về, nhớ lại thời gian con còn non nớt, yếu ớt mà mẹ phải nâng niu nhẹ nhàng, thật may mắn làm sao khi đến hôm nay con khỏe mạnh, bụ bẩm và dễ thương.